PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Nhạc Phổ Thơ Nhạc Phổ Thơ

Phổ Thơ Lưu Trọng Lư

Phạm Duy

Tôi yêu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư từ hồi nào không biết, nhưng tôi chọn một bài thơ tiêu biểu nhất của anh là TIẾNG THU để phổ thành ca khúc ngay từ năm 1945, bài này coi như là một bài hát đầu tay, vì nó mới chỉ là bài ca thứ 5 trong đời tôi.

Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ...

Ngay sau đó, tôi bỏ qua một bên "nhạc lãng mạn" để đi kháng chiến tại vùng nông thôn, đẻ ra một số bài ca "hiện thực xã hội", và chỉ khi tôi trở về thành phố thì tôi mới có cơ hội soạn lại "nhạc tình tứ". Hành nghề tại phòng trà, tôi cần có bài hát để mời khán giả hát theo, tôi bèn phổ bài thơ VẦN THƠ SẦU RỤNG, bài này có những đoạn hát : "quay đều, quay đều, quay đều" hát sau câu "năm năm tiếng lụa se đều, trong cây gió lạnh đưa vèo"... gợi được cử chỉ của một cô gái quay tơ, làm tăng tính chất lãng mạn của thơ Lưu Trọng Lư :

Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ...

Read more ...

Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc


Vào năm 1970, nhà xuất bản BORDAS, Paris-Montreal cho ra đời một cuốn sách nhan đề LA LITTÉRATURE EN FRANCE DEPUIS 1945. Các tác giả là Jacques Bersani, Michel Autrand, Jacques Lecarme, Bruno Versier... đã cho rằng từ năm đó trở đi, Văn Học Pháp Quốc không phải chỉ là thơ, tiểu thuyết và kịch bản mà thôi. Vào thời đại này, trong văn học phải kể thêm truyện trinh thám, truyện bằng tranh và ca khúc.

Riêng về ca khúc, người ta nhận định rằng: sau thế chiến 2, vì sự góp mặt của các thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ như Jacques Prévert, Boris Vian, Joseph Kosma, Georges Brassens, Charles Trenet v.v... ca khúc (chanson) của nước Pháp phải đi vào văn học sử bởi vì nó đã không còn là một thứ nghệ thuật yếu kém (un art mineur) nữa rồi. Thơ Prévert được phổ thành ca khúc và rất thành công cho nên vào lúc đó triết gia Jean Paul Sartre làm lời ca cho bài La Rue Des Blancs Manteaux, nhà thơ Raymond Queneau soạn lời cho ca khúc Si Tu T'imagines. Georges Brassens thì đem thơ Victor Hugo, Paul Fort ra phổ nhạc. Léo Ferré phổ thơ Aragon và Hélène Martin phổ thơ Jean Genet... Trong sách, có nói rõ về chỗ đứng của ca khúc : En quelques années, la chanson est devenue intelligente, humoristique, sensible, satirique, enfin intéressante. La chanson a pénétré dans toutes les couches sociales. (...) Elle fait partie de notre vie quotidienne. Biên giới giữa ca khúc và thơ gần như không còn nữa. Nhạc còn làm cho thơ (hay lời ca cũng vậy) đi nhanh vào lòng người.

Read more ...

Phạm Thiên Thư ‘bất ngờ được giới thiệu với Phạm Duy’

Du Tử Lê
28/1/2018


Nhà thơ Phạm Thiên Thư (trái) và nhạc sĩ Phạm Duy

Giống như trường hợp của Linh Phương, trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy chọn và chuyển thành ca khúc, một số thơ của mình, nhà thơ Phạm Thiên Thư, lúc đó chưa có nhiều người biết đến. Lý do, thơ của ông gần như không xuất hiện trên một số tạp chí văn chương, tương đối phổ cập thời đó, như Văn hay Văn Học…

Do đó, khi mấy ca khúc đầu tiên, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư, sớm trở thành những “điểm nóng của dư luận,” thì một số câu hỏi cũng đã mau chóng hiện ra trong thắc mắc của số người quan tâm, như họ biết nhau trong trường hợp nào? Hoặc ai là người giới thiệu Phạm Thiên Thư cho Phạm Duy?

Read more ...