PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

7. Dân Ca Mới - Phần 1: Sự Vinh Quang

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Dân Ca Mới



Nhưng thể tài mà tôi thích nhất là dân ca mới, tuy dựa vào những truyền thống về nhạc điệu, tiết điệu, lời ca của dân ca cổ nhưng nó sẽ phải được hiện đại hoá, nghĩa là:

1) nét nhạc vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ (métabole) làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;

2) lời ca tuy nằm trong thể thơ lục-bát, nhưng có nhiều khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết (prosodie) của lời ca mà trở nên phong phú hơn.

Read more ...

8. Dân Ca Mới - Phần 2: Sự Ðau Khổ

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Dân Ca Mới



Huy chương nào chẳng có mặt trái? Có cái hùng của toàn quốc kháng chiến thì cũng có có bi của người dân phải sống trong chiến tranh. Với những thanh niên ca, quân ca, dân ca kháng chiến, tôi đã nói tới vinh quang của chiến đấu. Bắt đầu từ chuyến đi Bình-Trị-Thiên vào năm 1948, tôi dùng dân ca để nói lên khổ đau của nhân dân.

Read more ...

19. Tâm Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tâm Ca



Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Ðình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Ðội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.

Read more ...

20. Cho Người Trong Cuộc Chiến

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Cho Người Trong Cuộc Chiến


Trới làm cơn giông bão Tình người như tơ liễu...

Vào khoảng hai năm 64-65, khi thấy mọi người dường như mất hết niềm tin, mất hết thương yêu trong cuộc đời Việt Nam nên tôi vội vã soạn bài TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU. Sau đó, tôi lại thấy cần phải có một loạt mười bài tâm ca để phê bình xã hội (social protest songs) trong đó chỉ có bi đát và bi đát mà người soạn tâm ca cũng nghĩ như Albert Camus, là: Nếu nói ra được bi đát thì hết bi đát.

Rồi xẩy ra chuyện phi công Phạm Phú Quốc bị hi sinh. Lúc đó, muốn xây dựng hình ảnh anh hùng, thần tượng, mẫu người lý tưởng trong tâm khảm của mọi người, tôi bèn soạn HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC...

Read more ...

21. Tâm Phẫn Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tâm Phẫn Ca



Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ, khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.

Read more ...

22. Hát Cho Cuộc Ðời

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Hát Cho Cuộc Ðời


Nhạc tập HÁT VÀO ÐỜI do AN TIÊM xuất bản

Tóm tắt lại, trong khoảng thời gian trước và sau vụ Tết Mậu Thân, nghĩa là từ 1966 cho tới 1969, tôi sống trong buồn vui lẫn lộn với những bài hát nói thật như tâm ca, tâm phẫn ca, với những ca khúc xây dựng cho Quân Ðội, cho Xây Dựng Nông Thôn, với những câu ca vui tươi cho Phong Trào Du Ca... Hơn nữa tôi cũng đã khởi sự sàm sỡ và văng tục ra với một vài bài vỉa hè ca và tục ca rồi ! Tôi không chỉ soạn ra một loại ca mà thôi, hoặc chỉ đả phá, hoặc chỉ xưng tụng, hoặc chỉ phản chiến, hoặc chỉ hiếu chiến. Tôi không muốn chỉ có một thái độ riêng biệt nào đối với một vấn đề đặc biệt nào cả. Tôi chấp nhận hết ! Tôi muốn sống trọn vẹn cho cuộc đời trước mặt...

Read more ...

23. Hát Cho Cuộc Tình - Tình Ca Một Mình

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Hát Cho Cuộc Tình - Tình Ca Một Mình

1968. Trên con đường đời Việt Nam nói chung có biết bao nhiêu là khó khăn và trên con đường riêng của tôi có biết bao nhiêu là hệ lụy, sau mười năm gần gụi nhau, đã đến lúc mà tôi và Nàng Thơ của tôi phải chia tay nhau. Trước đây, nếu tôi soạn những tình khúc có thật, dành riêng cho một người tình, tạm gọi là những bài tình ca đôi lứa thì bây giờ, tôi soạn Tình Ca Một Mình. Bây giờ thì thực sự là chia phôi rồi! Có hứa hẹn đừng xa nhau thì cũng phải tới lúc có người qua cầu, và tôi nghĩ rằng cũng chẳng còn gì nữa đâu để mà gọi mãi nhau... Thế nhưng còn nhiều lắm, còn quá nhiều dư âm của cuộc tình, cho nên tôi sẽ khản tiếng kêu lên gọi hồn người bằng những tình khúc đầy ắp kỷ niệm xưa...


Read more ...

Trường Ca Con Đường Cái Quan

Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc... thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca ?

Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trong âm giai ngũ cung và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương.

Read more ...

Viết Về Con Ðường Cái Quan (trích Hồi Ký III)

Trong thời thịnh trị của họ Ngô, ngoài anh Quỳnh ra, tôi có Võ Ðức Diên là người giúp tôi rất nhiều. Là công chức cao cấp của Nha Kiến Thiết, vì được lòng ông bà Ngô Ðình Nhu trong việc trang hoàng các dinh thự lớn (...) nên khi anh vận động ông Nhu để làm một tập san và mở một phòng trà thì anh được thoả mãn ngay. Tờ báo được đặt tên là Sáng Dội Miền Nam. Tôi được anh Diên mời cộng tác...
. . . . . . . . . .


Ðây là lúc tôi muốn hoàn tất trường ca Con Ðường Cái Quan. Khi tôi ngỏ lời được giúp đỡ để có thể đi từ Saigon ra Quảng Trị, lấy cảm hứng soạn nốt phần còn lại của trường ca thì anh Diên đồng ý ngay. Và anh cùng đi với tôi, còn kéo thêm 5 người đi theo nữa. Thế là có ngay một chuyến đi xuyên Việt của bẩy ''lữ khách''.
. . . . . . . .

Read more ...

Nói Về Mẹ Việt Nam

(trích Hồi Ký III)

... Tình hình ở Việt Nam trong hai năm 63-65 còn là sự chia rẽ lớn lao với những cái trục ''người Nam-người Bắc'', ''Công Giáo-Phật Giáo'' chưa kể cái trục ''dân sự-nhà binh''. Rồi thêm cái trục sâu xa bên dưới nữa là ''quốc gia-cộng sản'' -- còn có cả cái trục ''người già-người trẻ'' nữa -- cho nên ai cũng muốn đi tìm một mẫu số chung, ai cũng muốn mọi người ngồi lại với nhau với mong ước: Hãy là người Việt Nam đi đã ! Ai cũng muốn đặt vấn đề Tổ Quốc, Ðồng Bào, Con Người, Nhân Ðạo lên trên.

Vào lúc này, tôi còn nhận thấy tình hình âm nhạc nói chung có vẻ suy đồi với loại nhạc chỉ có tính cách biểu diễn cho mọi người ngồi nghe, dùng những ca sĩ mặt hoa da phấn với lời ca ngon ngọt để xoa dịu lòng người. Tôi bèn vác máy tape recorder có sẵn ampli, speaker hiệu AKAI (là loại tốt nhất lúc đó) và băng nhạc CON ÐƯỜNG CÁI QUAN tới sinh hoạt với sinh viên và thanh niên. Ðây là lần đầu tiên giới trẻ được tham gia mạnh mẽ vào các cuộc ca hát. Khi chế độ cũ ra đi thì trong nước tương đối có tự do, sinh viên cũng như tất cả mọi người bắt đầu có sự tự do sinh hoạt. Trước hết tuổi trẻ họp nhau lại, cùng hát chung những bản hùng ca cũ của ngày xưa. Bây giờ tôi đem tới cho họ bản trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN và cho in ronéo lời ca để phát cho các bạn trẻ, mời mọi người hát theo với ca sĩ trong băng nhạc.

Read more ...