PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề

Chủ Đề Chủ Đề

Phạm Thiên Thư ‘bất ngờ được giới thiệu với Phạm Duy’

Du Tử Lê
28/1/2018


Nhà thơ Phạm Thiên Thư (trái) và nhạc sĩ Phạm Duy

Giống như trường hợp của Linh Phương, trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy chọn và chuyển thành ca khúc, một số thơ của mình, nhà thơ Phạm Thiên Thư, lúc đó chưa có nhiều người biết đến. Lý do, thơ của ông gần như không xuất hiện trên một số tạp chí văn chương, tương đối phổ cập thời đó, như Văn hay Văn Học…

Do đó, khi mấy ca khúc đầu tiên, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư, sớm trở thành những “điểm nóng của dư luận,” thì một số câu hỏi cũng đã mau chóng hiện ra trong thắc mắc của số người quan tâm, như họ biết nhau trong trường hợp nào? Hoặc ai là người giới thiệu Phạm Thiên Thư cho Phạm Duy?

Xem tiếp...

Những Xuân Ca Trong Đời Tôi



1948. Tôi lấy vợ. Khởi sự một niềm hạnh phúc dài 50 năm và còn hơn thế nữa, dù nhà tôi đã qua đời sau nửa thế kỷ chung sống với nhau.

Cũng là sự khởi đầu của những ca khúc mùa Xuân trong sự nghiệp có rất nhiều những chủ đề khác.

Có thể nói tôi soạn bài xuân ca đầu tiên là ĐÊM XUÂN để tặng cho người vợ yêu quý vừa kết hôn là Thái Hằng. Bài này đậm đà, thắm thiết, chứa chan hạnh phúc. Trong sáng tác, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới.

Xem tiếp...

Xung quanh bài về Nhạc Sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu tư: Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam

Vietbao.vn: Bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13/3/2006 đang gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin để tự bình luận, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài báo của tác giả Nguyễn Lưu và văn bản của Công ty Văn hóa Phương Nam gửi tới các cơ quan có liên quan của Trung ương và TP. HCM bày tỏ ý kiến của mình xung quanh bài báo này.

Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP. HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu "sặc mùi" hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".

Xem tiếp...

Kháng Chiến Ca, Mối Tình Đầu của Phạm Duy

“Ôi quê hương, những con đường kháng chiến...”
(Ngọn Trào Quay Súng, Phạm Duy)

Cuộc phỏng vấn “bỏ túi” diễn ra trên đường phố Saigon. Ðối tượng phỏng vấn là người dân bình thường gồm đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi... Câu hỏi đại ý “anh/chị biết gì về Phạm Duy?”

“Nhạc sĩ Phạm Duy về nước là một tin vui, một ‘tín hiệu’ đáng mừng,” một ông nói.   

“Tôi chịu dân ca và kháng chiến ca của Phạm Duy,” một bà nói và còn... cao hứng hát ít câu để “minh họa”, “Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày...

“Tôi chịu tình ca quê hương của Phạm Duy,” một ông khác không chịu kém, cất giọng hát rất tự nhiên, “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...

 “Nhạc Phạm Duy, theo tôi, còn mang lại cho người nghe cái gì đó, ngoài âm nhạc,” anh chàng ở độ tuổi trung niên, trông dáng có vẻ là thầy giáo, phát biểu.

 “Em mới nghe nhạc Phạm Duy chừng vài tháng nay thôi, bố mẹ em thì vẫn hay hát nhưng em không biết đấy là nhạc Phạm Duy,” cô gái tuổi đôi mươi vừa cười cười vừa cho biết.

“Em ở ngoài Bắc, chưa hề nghe đến tên Phạm Duy bao giờ,” một cô khác vừa nói vừa lúc lắc đầu.

Tôi cho đấy là câu trả lời thú vị nhất trong số những câu trả lời. Ngắn, gọn. Có sao nói vậy. 

Xem tiếp...

Trở về hay ra đi?

(Gởi một thế hệ Việt Nam thay lời Kinh cầu hồn.)

Người phiêu lãng,
Nước mắt có về miền quê lai láng
Xa quê hương! Yêu quê hương!
(Tình hoài hương – Phạm Duy)

Như vậy là người nhạc sĩ già ấy đã chọn cho mình được một chỗ để yên nghỉ.

Không nhất thiết phải nói ra, ai cũng biết rằng đó là quê nhà.

Thời đại mà ông - người đã để lại những dấu ấn vĩ đại trong suốt nửa thế kỷ – đang sống nốt những ngày cuối cùng, là một thời đại có quá nhiều những cay nghiệt, quá nhiều những đảo lộn của lịch sử, quá nhiều những nhiễu nhương vượt khỏi tầm nhận thức thông thường, nhiễu nhương đến độ khi chọn cho mình một lối về như quê nhà, cũng là chọn con đường đi đầy hệ lụy.

Xem tiếp...

Vài giờ trước khi về Việt Nam, Nhạc sĩ Phạm Duy: “Adieu Midway City...”

Chuyến máy bay lúc một giờ khuya ngày 16 Tháng Năm năm 2005 của hãng hàng không Eva đã đưa nhạc sĩ Phạm Duy lên đường về lại Việt Nam trong một chuyến đi, theo lời ông: "Ðã được chuẩn bị như một cuộc chạy nước rút mà hôm nay là ngày kết thúc." Người nhạc sĩ già lên đường "qui cố hương" trong một tâm trạng "bình thản."

"Bình thản, vì đây đâu phải là lần đầu tiên tôi bỏ hết mà ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự. "Tôi đã ra đi nhiều lần. Từ Hà Nội vào kháng chiến. Từ kháng chiến vào thành phố, rồi vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn, tôi lại bỏ hết đi sang Mỹ."

Sau một thời gian dài chuẩn bị, rồi sau nhiều lần phải thay đổi ngày về do tình trạng sức khỏe, nhạc sĩ Phạm Duy cuối cùng cũng đã lên đường cùng người con trai Phạm Duy Minh, về lại Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ba người con của ông, Duy Cường, Duy Quang và Duy Ðức, sẽ ra đón ông tại phi trường Tân Sơn Nhất.

"Tôi sẽ ở tại Sài Gòn, vì đó là nơi tôi đã ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết. "Và tôi cũng sẽ đi chơi đây đó, sẽ ra thăm Hà Nội."

Xem tiếp...

Thưởng Thức “Rhapsody Sông Đuống”

Trong suốt gần hết cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, loại nhạc gọi là “bài ca phổ thông” đã là sản phẩm chính của ông. Trong sự nghiệp này, ông đã thành công một cách lạ lùng—đại đa số người ta, bất kể có cảm tưởng riêng như thế nào đối với nhạc sĩ, sẽ công nhận là trong dòng lịch sử của tân nhạc Việt Nam, mà bây giờ đã kéo dài lâu hơn 70 năm rồi, không có nhân vật nào khác mà có một số bài hát nổi tiếng nhiều bằng ông.

Những đòi hỏi về mặt hình thức của một bài hát phổ thông thật là nghiêm khắc vô cùng. Nếu chỉ nói về giai điệu (và không nói về nhạc intro, nhạc interlude, v. v.) thì tài liệu căn bản của đa số bài hát phổ thông chỉ gồm 32 mesures thôi, dù con số này có thể tăng gia đến 48 mesures hay một con số lớn hơn nữa. Thường lệ, những giai điệu này, được xây cất bằng những câu hát có bề dài 8 mesures. Đó là bề dài “chính thống” của một câu hát. Tuy nói vậy, chúng ta cũng phải công nhận là có nhiều nhạc sĩ Việt Nam (cũng gồm NS Phạm Duy) có khả năng đặc biệt về sự tạo ra những câu nhạc có bề dài “không chính thống” —việc này thường thường là kết quả của “phrase extension”: sự kéo dài, sự mở rộng, của một câu nhạc. Đây là một đặc tính của nhạc phổ thông Việt Nam khác hẳn với nhạc phổ thông của các nước Đông Á khác (gồm Nhật Bổn, Đại Hàn, và Trung Quốc), và những nước Âu Tây.

Xem tiếp...

Người tình sông Đuống

"Hoàng Cầm dạy cho tôi tình yêu quê hương đất nước. Tôi còn học được ở Hoàng Cầm một tinh thần vững vàng, dù cuộc đời người thi sĩ ấy nhiều lắm những trắc trở và khổ cực". (Phạm Duy)

Nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Hoàng Cầm đã có khoảng hai năm trời sống chung gắn bó. Theo lời Phạm Duy, tình bạn của họ thân thiết đến độ "chung chăn chung chiếu chung chè chén". Chưa có người bạn nào tâm đầu ý hợp với ông hơn Hoàng Cầm. Vì thế mà sau này, dù đã xa nhau hơn nửa vòng trái đất, họ vẫn thường xuyên viết thư hoặc đánh điện hỏi han chia sẻ. Khi được Phạm Duy bày tỏ lòng yêu mến với Hoàng Cầm trong tôi, nhà thơ của Lá diêu bông liền ân cần phúc đáp lại bằng Phạm Duy trong tôi. Một cách biểu hiện tình cảm rất chân thành, rất đẹp của hai con người đã cùng nhau đi qua gần hết thăng trầm, hạnh phúc.

Phạm Duy và Hoàng Cầm

Xem tiếp...

Nói về “Bên Kia Sông Đuống”

Rhapsody = theo nghĩa cổ (Hy Lạp) là "bài vè lịch sử"; trong âm nhạc ta gọi "raxpôđi" là "khúc cuồng tưởng" hay là "cuồng tấu khúc"; trong thi ca, nó là "điệu ngâm khoa trương cường điệu" – Riêng tôi gọi nó là "trường khúc tự do" vì nó khác với các thể tài khác như waltz, gavotte, tango, sonata... vốn đều những thể tài có khuôn khổ thức nhất định.

Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống
Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống

Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm, Phạm Duy phổ nhạc, hòa âm Duy Cường, Mỹ Linh trình bày


Lý do tôi phổ nhạc "Rhapsody Đuống River" là vì từ đầu năm 2010, tôi thấy không có bài viết nào của Hoàng Cầm trong các báo XUÂN thì biết ngay rằng anh bạn của tôi ốm nặng... Tôi muốn cho anh đỡ buồn nên ngồi soạn Bên Kia Sông Đuống để anh nghe, nhưng soạn xong rồi, chưa kịp thu thanh thì anh qua đời ! Tôi cố gắng hoàn tất bài hát này để kịp cho hát trong ngày lễ "100 ngày mất" của Hoàng Cầm...

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên