PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề

Chủ Đề Chủ Đề

Nhạc Tình Giữa Mùa Kháng Chiến

Trong thời gian đang phục vụ cho kháng chiến, từ 1945 cho tới 1951, ngoài những bài hát cho cuộc chiến đấu chung, tôi có gặp dăm ba cuộc tình và do đó cũng có soạn nhạc tình. Nếu trong thời kỳ trước, cũng như hầu hết các nhạc sĩ còn non trẻ khác, tôi chỉ soạn nhạc tình cho người tình tưởng tượng và cho ra đời ba bản gọi là tình ca ấp úng, tình ca nhút nhát hay tình ca câm lặng như CÔ HÁI MƠ, CÂY ÐÀN BỎ QUÊN, KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI... thì sau đó, tôi có một mối tình giang hồ để soạn bài TÌNH KỸ NỮ là một bản tình ca có đối tượng thật sự. Từ đây trở đi, tôi sẽ chỉ soạn nhạc tình khi có người yêu bằng xương bằng thịt ở trong vòng tay của mình.

Xem tiếp...

Tiếp Tục Nhạc Tình

Nhạc Tình Sau Mười Năm Ngủ Kỹ

Trong một thời gian khá lâu, từ 1948 cho tới 1957, tính ra gần một thập niên, vì quá mải mê soạn nhạc xã hội, quá say sưa soạn những bài tình tự quê hương hay những bài ca xưng tụng tình yêu của những đôi tình nhân khác, ở thôn quê (VỢ CHỒNG QUÊ) hay ở thị thành (PHỐ BUỒN) hoặc đem thơ tình của các nhà thơ (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...) ra phổ nhạc cho nên tôi không soạn một bản nhạc tình nào cho tôi cả. Vả lại, trong 10 năm trời, tôi cũng không gặp một người tình mới mẻ nào cả !


Trong cuộc đời náo nhiệt của tôi lúc đó, nói thẳng ra, bổn phận đối với gia đình, đối với quốc gia, đối với xã hội, tôi đều lo toan rất tròn trĩnh, dù có đôi ba lần gian dối, nhưng đời vẫn ban cho ngọt bùi. Thế nhưng trong lòng của một kẻ đang ở trong tuổi trung niên, đầy sinh lực như tất cả mọi người, đã vẫn tàng ẩn cái cô đơn nghiệp dĩ của mình, dù tôi có gào lên ba lần như thi sĩ Thanh Tâm Tuyền lúc đó: Tôi không còn cô độc, tôi không còn cô độc, tôi không còn cô độc... Khát khao lấp được cái huyệt cô đơn không đáy, tôi soạn bài:

TÌM NHAU

Xem tiếp...

Tính chất hiện thực trong Nhạc Kháng Chiến của Phạm Duy

…Lúc xung phong vào Nam Bộ (1945), ông sáng tác những bài ca ủng hộ kháng chiến, nhưng lời nhạc đầy tính cách ước lệ và nhiều sáo ngữ như gươm tráng sĩ, thư phòng, chiến y, ngựa hồng, chinh phu - âm vang của Chinh Phụ Ngâm hay Cung Oán Ngâm Khúc độ nào.

Ta là gươm tráng sĩ đời xưa
Bên mình chàng hiên ngang một thuở…
(Gươm tráng sĩ)

Từ chàng ra đi, lưng khoác chiến y
Mà hồn nương bóng quốc kỳ
(Chinh phụ ca)

Trong một số bài khác (loại nhạc hùng), ca từ hùng hồn, gây nhiều ấn tượng, hát lên nghe "kêu", mạnh, kích thích, nhưng vẫn là những từ ngữ có tính cách ước lệ: chiến đấu, chiến thắng, oán thù, máu, giết, vấy máu, máu xương. Ngay cả một số bài hát rất "mới" như Xuất quân hay Nợ máu xương, ngôn ngữ và hình ảnh lại rất "cổ điển" (từ của chính PD):

Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng đường kiếm thét ngời
Một đường kiếm thét oai hùng đưa
Đoàn quân tiến qua làng
Từng thanh kiếm đứt ngang
...Ầm rung tiếng sa trường
Như nhắn nhủ người trai mài kiếm dưới trăng

Những bài hát rất cần hiện thực, nhưng chẳng "hiện thực" tí nào! Sau này, khi tham gia toàn quốc kháng chiến, những bản nhạc có tính cách tuyên truyền vận động quần chúng, thứ ngôn ngữ "cổ điển" tuy không còn nữa, nhưng tính ước lệ và sáo ngữ vẫn còn áp đảo:

Một đoàn người hiên ngang
Đeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn nhớ thương
...Một rừng cờ phấp phới!
Một màu vàng chiêu dương!
Và một nền vinh quang bằng máu!
(Khởi hành, 1947)

Xem tiếp...

Theo Chân Phạm Duy Một Đoạn Đường Từ 1945 tới 1951 (Quãng đường Kháng Chiến Ca)

Trong chuyến đi Mỹ mùa hè năm 1970, tôi có tặng cho các bạn quốc tế một số cuốn Dân Ca-Folk Songs của Phạm Duy, trong đó các lời ca được dịch sang tiếng Anh. Mấy hôm sau một cô bạn Thụy Điển nói với tôi: "Lời các bản nhạc trong cuốn sách hay quá!" Tôi không ngạc nhiên vì lời khen ấy, vì tôi đã biết lời trong đó rất hay, tôi chỉ mừng có người chịu khó đọc và hiểu được cái hay đó.

Tôi nhớ cô bạn đã chỉ tôi coi bài Xuân Ca :

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ

Rồi nói với tôi: "Tôi chưa thấy ai nói về mùa xuân của đời mình như thế này. Mùa xuân bắt đầu từ khi mầm sống đầu tiên của tôi được tạo nên, được tả trong động tác ái tình của cha và mẹ. Thật tuyệt vời."

Xem tiếp...

Phạm Duy: Ngày xưa… Dân ca

Nhà sử học Lê Văn Lan kể rằng trong một lần đi công tác ở huyện Thanh Trì - Hà Nội, ông tình cờ gặp được một cụ bà là bà mẹ Việt Nam anh hùng, có con là liệt sĩ. Cụ bà đã hơn trăm tuổi tuy không biết chữ nhưng vẫn thuộc và hát gần như trọn vẹn ca khúc Nhớ Người Ra Đi của Phạm Duy. Ai có nghe tiếng hát hành quân xa… mà không nhớ thương người mẹ già… chờ con lúc đêm khuya, người con đã ra đi vì nước… nhớ thương con, oán thù loại thực dân… lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng… bóng dáng người hùng anh, về ấm lũy tre xanh…

Cũng một chiều bên bờ sông xứ Huế, có người đàn ông bán vé số dạo. Khi biết người vừa mua cho mình mấy tấm vé số là nhạc sĩ Phạm Duy, ông sẵn sàng hát luôn mấy ca khúc thời kháng chiến ca cho Phạm Duy nghe. Trong đời mình Phạm Duy hẳn từng đã nghe nhiều thế hệ ca sĩ, danh ca hát nhạc của mình nhưng bà mẹ trăm tuổi, người bán vé số dạo có lẽ là trường hợp bất ngờ, gần gũi và giản dị nhất đủ làm xúc động tâm hồn ông, một nghệ sĩ.

Xem tiếp...

Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc


Vào năm 1970, nhà xuất bản BORDAS, Paris-Montreal cho ra đời một cuốn sách nhan đề LA LITTÉRATURE EN FRANCE DEPUIS 1945. Các tác giả là Jacques Bersani, Michel Autrand, Jacques Lecarme, Bruno Versier... đã cho rằng từ năm đó trở đi, Văn Học Pháp Quốc không phải chỉ là thơ, tiểu thuyết và kịch bản mà thôi. Vào thời đại này, trong văn học phải kể thêm truyện trinh thám, truyện bằng tranh và ca khúc.

Riêng về ca khúc, người ta nhận định rằng: sau thế chiến 2, vì sự góp mặt của các thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ như Jacques Prévert, Boris Vian, Joseph Kosma, Georges Brassens, Charles Trenet v.v... ca khúc (chanson) của nước Pháp phải đi vào văn học sử bởi vì nó đã không còn là một thứ nghệ thuật yếu kém (un art mineur) nữa rồi. Thơ Prévert được phổ thành ca khúc và rất thành công cho nên vào lúc đó triết gia Jean Paul Sartre làm lời ca cho bài La Rue Des Blancs Manteaux, nhà thơ Raymond Queneau soạn lời cho ca khúc Si Tu T'imagines. Georges Brassens thì đem thơ Victor Hugo, Paul Fort ra phổ nhạc. Léo Ferré phổ thơ Aragon và Hélène Martin phổ thơ Jean Genet... Trong sách, có nói rõ về chỗ đứng của ca khúc : En quelques années, la chanson est devenue intelligente, humoristique, sensible, satirique, enfin intéressante. La chanson a pénétré dans toutes les couches sociales. (...) Elle fait partie de notre vie quotidienne. Biên giới giữa ca khúc và thơ gần như không còn nữa. Nhạc còn làm cho thơ (hay lời ca cũng vậy) đi nhanh vào lòng người.

Xem tiếp...

Phổ Thơ Lưu Trọng Lư

Phạm Duy

Tôi yêu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư từ hồi nào không biết, nhưng tôi chọn một bài thơ tiêu biểu nhất của anh là TIẾNG THU để phổ thành ca khúc ngay từ năm 1945, bài này coi như là một bài hát đầu tay, vì nó mới chỉ là bài ca thứ 5 trong đời tôi.

Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ...

Ngay sau đó, tôi bỏ qua một bên "nhạc lãng mạn" để đi kháng chiến tại vùng nông thôn, đẻ ra một số bài ca "hiện thực xã hội", và chỉ khi tôi trở về thành phố thì tôi mới có cơ hội soạn lại "nhạc tình tứ". Hành nghề tại phòng trà, tôi cần có bài hát để mời khán giả hát theo, tôi bèn phổ bài thơ VẦN THƠ SẦU RỤNG, bài này có những đoạn hát : "quay đều, quay đều, quay đều" hát sau câu "năm năm tiếng lụa se đều, trong cây gió lạnh đưa vèo"... gợi được cử chỉ của một cô gái quay tơ, làm tăng tính chất lãng mạn của thơ Lưu Trọng Lư :

Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ...

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên