PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Thời kỳ Thứ Nhì - Từ thế kỷ XV tới thế kỷ XVIII

Tới lúc này thì ta có sử liệu để biết rõ về việc hình thành Nhạc Việt từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 18.

Vua Lý Thái Tông (1434-1442) truyền cho các quan Bộ Lễ là Nguyễn Trãi và Lương Ðăng thành lập nhạc triều đình (court music) theo kiểu nhà Minh bên Tầu. Nhạc Việt nằm trong các tổ chức của triều đình là : Ðồng Văn, Nhã Nhạc và Giáo Phường. Nhạc bản cũng như nhạc cụ thường là sao chép từ nhạc Trung Hoa rồi sẽ được Việt hoá đi.

Trong giới quyền quý thì có nhạc lễ nghi (ritual music), nhạc lễ bái (ceremonial music), nhạc vui chơi (music for entertainment) như Hát Cửa Quan, Hát Cửa Ðình (tiền thân của Hát Ả Ðào), nhạc phòng (chamber music) trong đó có Ca Huế và Hát Bội dành cho các vua, các quan.

bannhac
Ban Ðại Nhạc của triều Nguyễn để lại

Xem tiếp...

Thời kỳ Thứ Nhất - Từ thế kỷ X tới thế kỷ XV

Ảnh hưởng của Ấn Ðộ và Trung Hoa thấy rõ trong nhạc Việt Nam thời xa xưa qua những tượng nhỏ của các nhạc công được chạm trên bệ các cột lớn của ngôi Chùa Phật Tích ở làng Vạn Phúc, tỉnh Bắc Ninh. Chùa này được xây cất vào thời Nhà Lý, khoảng thế kỷ XI...

cot1

cot2

Xem tiếp...

Thời Kỳ Mù Mịt - Từ thời thượng cổ đến thế kỷ X

Nhạc sử của Việt Nam thời xa xưa rất mù mờ, ta chỉ biết nhạc Việt thời cổ xưa là : nhạc trống đồng, nhạc gồng, nhạc đàn đá và nhạc đàn tre giây nứa.... mang tính chất nhạc tiền sử, nhạc bộ lạc (pre-historic, tribal music). Trong đời sống âm nhạc của người Mường hồi đầu thế kỷ 20, một số nhạc cụ cổ xưa còn được dùng đến, như trống đồng chẳng hạn :

trngdong
Trống đồng

Xem tiếp...

Vài giờ trước khi về Việt Nam, Nhạc sĩ Phạm Duy: “Adieu Midway City...”

Chuyến máy bay lúc một giờ khuya ngày 16 Tháng Năm năm 2005 của hãng hàng không Eva đã đưa nhạc sĩ Phạm Duy lên đường về lại Việt Nam trong một chuyến đi, theo lời ông: "Ðã được chuẩn bị như một cuộc chạy nước rút mà hôm nay là ngày kết thúc." Người nhạc sĩ già lên đường "qui cố hương" trong một tâm trạng "bình thản."

"Bình thản, vì đây đâu phải là lần đầu tiên tôi bỏ hết mà ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự. "Tôi đã ra đi nhiều lần. Từ Hà Nội vào kháng chiến. Từ kháng chiến vào thành phố, rồi vào Sài Gòn. Từ Sài Gòn, tôi lại bỏ hết đi sang Mỹ."

Sau một thời gian dài chuẩn bị, rồi sau nhiều lần phải thay đổi ngày về do tình trạng sức khỏe, nhạc sĩ Phạm Duy cuối cùng cũng đã lên đường cùng người con trai Phạm Duy Minh, về lại Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ba người con của ông, Duy Cường, Duy Quang và Duy Ðức, sẽ ra đón ông tại phi trường Tân Sơn Nhất.

"Tôi sẽ ở tại Sài Gòn, vì đó là nơi tôi đã ra đi." Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết. "Và tôi cũng sẽ đi chơi đây đó, sẽ ra thăm Hà Nội."

Xem tiếp...

Thưởng Thức “Rhapsody Sông Đuống”

Trong suốt gần hết cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, loại nhạc gọi là “bài ca phổ thông” đã là sản phẩm chính của ông. Trong sự nghiệp này, ông đã thành công một cách lạ lùng—đại đa số người ta, bất kể có cảm tưởng riêng như thế nào đối với nhạc sĩ, sẽ công nhận là trong dòng lịch sử của tân nhạc Việt Nam, mà bây giờ đã kéo dài lâu hơn 70 năm rồi, không có nhân vật nào khác mà có một số bài hát nổi tiếng nhiều bằng ông.

Những đòi hỏi về mặt hình thức của một bài hát phổ thông thật là nghiêm khắc vô cùng. Nếu chỉ nói về giai điệu (và không nói về nhạc intro, nhạc interlude, v. v.) thì tài liệu căn bản của đa số bài hát phổ thông chỉ gồm 32 mesures thôi, dù con số này có thể tăng gia đến 48 mesures hay một con số lớn hơn nữa. Thường lệ, những giai điệu này, được xây cất bằng những câu hát có bề dài 8 mesures. Đó là bề dài “chính thống” của một câu hát. Tuy nói vậy, chúng ta cũng phải công nhận là có nhiều nhạc sĩ Việt Nam (cũng gồm NS Phạm Duy) có khả năng đặc biệt về sự tạo ra những câu nhạc có bề dài “không chính thống” —việc này thường thường là kết quả của “phrase extension”: sự kéo dài, sự mở rộng, của một câu nhạc. Đây là một đặc tính của nhạc phổ thông Việt Nam khác hẳn với nhạc phổ thông của các nước Đông Á khác (gồm Nhật Bổn, Đại Hàn, và Trung Quốc), và những nước Âu Tây.

Xem tiếp...

Người tình sông Đuống

"Hoàng Cầm dạy cho tôi tình yêu quê hương đất nước. Tôi còn học được ở Hoàng Cầm một tinh thần vững vàng, dù cuộc đời người thi sĩ ấy nhiều lắm những trắc trở và khổ cực". (Phạm Duy)

Nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Hoàng Cầm đã có khoảng hai năm trời sống chung gắn bó. Theo lời Phạm Duy, tình bạn của họ thân thiết đến độ "chung chăn chung chiếu chung chè chén". Chưa có người bạn nào tâm đầu ý hợp với ông hơn Hoàng Cầm. Vì thế mà sau này, dù đã xa nhau hơn nửa vòng trái đất, họ vẫn thường xuyên viết thư hoặc đánh điện hỏi han chia sẻ. Khi được Phạm Duy bày tỏ lòng yêu mến với Hoàng Cầm trong tôi, nhà thơ của Lá diêu bông liền ân cần phúc đáp lại bằng Phạm Duy trong tôi. Một cách biểu hiện tình cảm rất chân thành, rất đẹp của hai con người đã cùng nhau đi qua gần hết thăng trầm, hạnh phúc.

Phạm Duy và Hoàng Cầm

Xem tiếp...

Nói về “Bên Kia Sông Đuống”

Rhapsody = theo nghĩa cổ (Hy Lạp) là "bài vè lịch sử"; trong âm nhạc ta gọi "raxpôđi" là "khúc cuồng tưởng" hay là "cuồng tấu khúc"; trong thi ca, nó là "điệu ngâm khoa trương cường điệu" – Riêng tôi gọi nó là "trường khúc tự do" vì nó khác với các thể tài khác như waltz, gavotte, tango, sonata... vốn đều những thể tài có khuôn khổ thức nhất định.

Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống
Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống

Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm, Phạm Duy phổ nhạc, hòa âm Duy Cường, Mỹ Linh trình bày


Lý do tôi phổ nhạc "Rhapsody Đuống River" là vì từ đầu năm 2010, tôi thấy không có bài viết nào của Hoàng Cầm trong các báo XUÂN thì biết ngay rằng anh bạn của tôi ốm nặng... Tôi muốn cho anh đỡ buồn nên ngồi soạn Bên Kia Sông Đuống để anh nghe, nhưng soạn xong rồi, chưa kịp thu thanh thì anh qua đời ! Tôi cố gắng hoàn tất bài hát này để kịp cho hát trong ngày lễ "100 ngày mất" của Hoàng Cầm...

Xem tiếp...

Phạm Duy - Tiểu Sử Tự Viết

Tên và họ là Phạm Duy Cẩn, nhưng khi thành nghệ sĩ thì xin được xưng tên là Phạm Duy (hai chữ mà thôi).

Sinh ngày 5 tháng 10, 1921 tại Hà Nội, con út của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Tốn.

Lấy ca sĩ bộ đội (Trung Đoàn 304) là Phạm Thị Thái tự Thái Hằng làm vợ vào năm 1949, có con đầu lòng là Duy Quang lúc còn ở Khu Tư Thanh Hóa. Khi hai vợ chồng vào Saigon sinh sống bằng nghề âm nhạc thì có thêm 4 người con trai là Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Duy Đức và ba người con gái là Thái Hiền, Thái Thảo, Thái Hạnh. Trong số này, sáu người con trở thành ca sĩ, nhạc sĩ nổi danh trong nhiều năm trời.

Học chữ tại các trường tiểu học Nguyễn Du, trung học Thăng Long, học nghề tại trường Kỹ Nghệ Thưc Hành, học vẽ tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, học nhạc tư nhân với giáo sư Robert Lopez và là bàng thính viên tại Viện Nhạc Học (Institut de Musicologie) ở Pháp.

Xuất thân là thợ sửa máy radio, công nhân nhà máy điện, làm ruộng, phó quản lý và ca sĩ trong một gánh hát cải lương lưu động. Trở thành văn công trong kháng chiến chống Pháp. Khi vào sinh sống tại miền Nam, cùng với anh chị em vợ thành lập ban Hợp Ca Thăng Long, làm nhân viên Trung Tâm Điện Ảnh, sản xuất ca khúc thương mại, đi hát tại các đài phát thanh, phòng trà, khiêu vũ trường, đại nhạc hội và có lúc dạy nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon...

Khi sống tại nước ngoài thì mở nhà xuất bản Phạm Duy Productions và đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới để bán sách, dĩa nhạc.

Xem tiếp...

Ngày trở về của Người hát rong thế kỷ

Ngày trở về
anh bước lê, trên quãng đường đê,
đến bên lũy tre, nắng vàng hoe,
vườn dâu trước hè cười đón người về...
("Ngày trở về" - Phạm Duy)

Người hát rong thế kỷ nay đã trở về nhà. Ra đi từ phố Hàng Dầu ngay Bờ Hồ, Hà Nội, gót chân ông đã chu du khắp các nẻo đường đất nước: từ Hà Nội ông đi Hải Phòng, Móng Cái, Quảng Ninh, vào Nam trong gánh hát Charlot Miều, rồi lại ra Bắc, ông đi kháng chiến, về chợ Đại Cống Thần, lên Việt Bắc, rồi "dinh tê" cùng vợ qua một chặng đường đầy gian khổ để về Hà Nội, rồi năm 54, ông bỏ lại "mồ mả cha ông" theo dòng người di cư vào Nam cùng nhiều văn nghệ sĩ như Lê Thương, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Bằng, Tạ Tỵ, v.v. Hai mươi mốt năm sau, biến cố 30-4-75 một lần nữa đẩy ông cùng gia đình gạt nước mắt lên "thuyền viễn xứ" trôi dạt về miền đất tự do nhưng xa lạ. Rồi ba mươi năm sau nữa, những tiếng thì thầm của cố hương "Về thôi, Về thôi! Làm gì có trăm năm mà đợi? Làm gì có kiếp sau mà chờ?" đã gọi ông trở về, như cánh chim thiên di phiêu bạt nay tìm về mảnh đất cội nguồn. Xung quanh cuộc trở về này của ông có nhiều ý kiến ngược chiều, phức tạp. Với tình cảm của một người sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nguyên nhân của sự ly tán của rất nhiều người Việt khắp chân trời góc bể, tôi chịu nhiều ảnh hưởng của những tình khúc Phạm Duy, vì vậy xin được tản mạn đôi chút về ngày trở về của Người hát rong thế kỷ, Người tình già trên đầu non, Cây đại thụ của nền tân nhạc Việt nam.

Xem tiếp...

Bích Khê dị khúc

TT - Tối 30-12, tại nhà thờ họ Lê (thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức một đêm thơ nhạc Bích Khê nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh (1916-2011) và 65 năm ngày Bích Khê từ giã cuộc đời (1946-2011).

Dịp này, một CD nhạc do Phạm Duy phổ thơ Bích Khê có tên Dị khúc sẽ ra mắt. CD Dị khúc gồm 10 bài phổ từ những bài thơ nổi tiếng của Bích Khê: Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Tỳ bà, Huế đa tình.


Việt Quê


Nguồn: http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=94060

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên