Thời kỳ Thứ Nhì - Từ thế kỷ XV tới thế kỷ XVIII
- Chi tiết
- Lượt xem: 2869
Vua Lý Thái Tông (1434-1442) truyền cho các quan Bộ Lễ là Nguyễn Trãi và Lương Ðăng thành lập nhạc triều đình (court music) theo kiểu nhà Minh bên Tầu. Nhạc Việt nằm trong các tổ chức của triều đình là : Ðồng Văn, Nhã Nhạc và Giáo Phường. Nhạc bản cũng như nhạc cụ thường là sao chép từ nhạc Trung Hoa rồi sẽ được Việt hoá đi.
Trong giới quyền quý thì có nhạc lễ nghi (ritual music), nhạc lễ bái (ceremonial music), nhạc vui chơi (music for entertainment) như Hát Cửa Quan, Hát Cửa Ðình (tiền thân của Hát Ả Ðào), nhạc phòng (chamber music) trong đó có Ca Huế và Hát Bội dành cho các vua, các quan.
Ban Ðại Nhạc của triều Nguyễn để lại
Ban Vũ của triều Nguyễn để lại
Nhạc trong dân gian là nhạc dân ca với các loại ru, hò, lý, hát hội (hát trống quân, hát quan họ), hát cúng bái (chầu văn)... và Hát Chèo (xuất xứ từ lối vãn ca của nhạc đám ma). Trong cả hai giới thượng lưu và bình dân, nhạc công đều xử dụng chung một loại nhạc cụ.
Các nhạc cụ Việt Nam
Từ lúc thành lập cho tới khi phát triển, nhạc cụ Việt Nam được chia ra bốn bộ :
-- Bộ thổi : Sáo, Tiêu, Kèn...
-- Bộ giây khẩy : Ðàn bầu, Ðàn tranh, Ðàn tam thập lục, Ðàn nguyệt (kìm), Ðàn đoản, Ðàn xến, Ðàn tam, Ðàn đáy, Ðàn tì bà...
-- Bộ giây kéo : Ðàn nhị (cò), Ðàn hồ, Ðàn gáo...
-- Bộ gõ : Khánh, Chuông, Sênh Tiền, Trống cái, Trống cơm, Mõ, Trống đế, Phách, Não bạt, Thanh la...
Chuông
Khánh
Trống cơm
Mõ
Não bạt
Trống Ðế và Phách
Phạm Duy