Thời kỳ Thứ Nhất - Từ thế kỷ X tới thế kỷ XV
- Chi tiết
- Lượt xem: 2928
Các nhạc cụ trong tay các nhạc công chạm trổ trên bệ cột trong chùa Phật Tích là : trống bồng giống như trống "damaru" của Ấn Ðộ, đàn tranh 7 giây giống như đàn "k'in" của Trung Hoa, đàn tỳ bà, đàn đoản, sáo ngang, kèn dọc...
Ảnh phóng to tượng nhạc công
Cũng tại làng Vạn Phúc này, vào thời Nhà Trần, còn có ngôi chùa với những bức tượng chạm là nhạc công đánh các thứ đàn dây mà người Việt vẫn còn sử dụng cho tới ngày nay.
Ngoài ra, tại vùng này còn có những tượng đầu người mình chim, hai tay vỗ trống... được xây từ thời Nhà Lý. Trống là thứ trống bồng mà ta còn thấy trong các ban nhạc cổ truyền tại Việt Nam bây giờ.
Tượng xưa
Trống bồng thời nay
Trong các đám rước làng ở vùng quê thường có sự tham gia của phụ nữ đánh trống bồng và họ được gọi là ''đĩ đánh bồng''. Người vùng quê ở Bắc Việt trước đây quen gọi con trai là ''thằng cu'' và con gái là ''cái đĩ.''
Phạm Duy