PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 5

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng mật, hàng đường, hàng muối trắng tinh...
CA DAO


Trước khi đề cập về sự học của tôi trong thời thơ ấu, hãy nói tới cái chơi của tôi lúc đó :

Hàng Ngang sang Hàng Đào
Hàng Đào vào Hàng Bạc
Hàng Bạc tạt sang Hàng Mắm
Hàng Mắm ngắm xuống Hàng Bè
Hàng Bè về Hàng Dầu
Hàng Dầu trông ra đầu Lò Xũ
Lò Xũ có một lũ bờ sông
Bờ sông trông thấy cầu
Trên cầu có tầu chạy...

Xem tiếp...

Chương 4

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Tôi mồ côi cha năm lên hai tuổi
Mẹ tôi thương con nên không lấy chồng......
Lời Mẹ Dặn -- Phùng Quán

Mẹ, ngày còn trẻ

Bố tôi chết đi để lại một gánh nặng cho mẹ tôi. Ngoại trừ Anh Khiêm vì học giỏi nên có học bổng của Pháp cho đi Tây học và không cần đến ai lo lắng, mẹ tôi phải lo liệu để nuôi sống lũ chúng tôi lúc đó hãy còn thơ dại. Con gái một ông đồ và vợ goá của một nhà văn thì làm gì có sẵn nghề nghiệp chuyên môn trong tay.

Nhưng rồi cũng giống như hầu hết các bà mẹ Việt Nam trong xã hội Hà Nội trí thức tiểu tư sản ấy, mẹ tôi đã khéo xoay xở để nuôi chúng tôi lớn lên. Khi thì mẹ đi các tỉnh miền thượng du để mua sừng nai, xương cọp đem về nấu thành cao ban long, cao hổ cốt, bán thẳng cho người mua. Khi thì mẹ mua cả dăm bẩy chục gánh hoa sen rồi cả nhà ngồi bóc cánh sen lấy nhụy hoa ướp trà, cũng để bán trực tiếp cho khách hàng. Không hề có một cửa hàng bán cao hay bán trà sen. Việc bóc cánh hoa sen làm cho anh em chúng tôi rất thú vị vì được nhẩy nhót hay ngã lăn quay trên đống cánh sen vừa thơm vừa mát. Việc phụ giúp cho mẹ và các chị nấu cao thì cực lắm. Nấu cao vào buổi trưa mùa hè ở trong một ngôi nhà thấp lè tè là một cực hình. Cho nên phải nấu vào ban đêm. Có một lần ai cũng buồn ngủ cả, lửa bén lên mái bếp, xuýt cháy cả phố.

Xem tiếp...

Chương 3

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Con cóc nhẩy ra
Con cóc nhẩy vô
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhẩy đi...
Thọ An Phạm Duy Tốn
ghi lại trong TIẾU LÂM AN NAM


Tôi không có một kỷ niệm nào với bố tôi cả. Ông chết đi khi tôi mới lên hai. Theo lời mẹ tôi nói thì bố tôi có hình vóc hao gầy, mặt rỗ hoa, rất vui tính, hay nói đùa và chọc ghẹo bạn bè, vợ con. Tôi rất giống bố tôi ở điểm này.

Ông làm nhiều nghề ngoài nghề viết văn, viết báo. Sau khi tốt nghiệp ở trường Thông Ngôn, ông làm thông dịch viên ở một vài toà công sứ tỉnh nhỏ. Rồi bỏ đi làm thư ký cho một chi nhánh của Banque de L'Indochine ở tỉnh Mông Tự bên Tầu. Rồi mở nhà hàng cao lâu ở phố Cầu Gỗ, mở tiệm vàng ở phố Hàng Đào. Sau đó, đi tìm mỏ than hay mỏ vàng gì đó ở Quảng Yên... Trong đời, tôi cũng hay đổi nghề như bố. Vào với nghề viết văn, bố tôi chọn con đường tả chân và phê bình xã hội, khi thì viết những truyện ngắn rất đứng đắn khiến cho truyện của ông về sau được đưa vào giáo trình của Bộ Giáo Dục, khi thì sưu tập và phóng tác những chuyện tiếu lâm (dưới bút hiệu Thọ An). Những lúc tôi soạn loại bài hát phê bình xã hội như tâm ca hay tục ca tôi đều liên tưởng tới việc làm của một người bố tuy không gần gũi mà hoá ra thân thiết. Sau khi làm báo và cũng đã là một người khá nổi danh trong xã hội rồi, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, bố tôi được bầu làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội và được cử đi dự Đấu Xảo Marseille vào năm 1922. Trở về nhà, ông lâm bệnh và tới năm 1924 thì ông qua đời vì bệnh ho lao. May mắn cho tôi là anh chị tôi còn giữ được một số tài liệu về bố tôi. Chẳng hạn những lá thư hay những bưu ảnh bố tôi gửi về khi ông đi Nam Kỳ hay đi Pháp. Chẳng hạn những mẩu báo Trung Bắc Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hoá Nhật Báo... đăng tin ông mất vào năm 1924 trong đó có phần tiểu sử của bố tôi. Những tài liệu này được anh chị tôi đem qua Pháp từ lâu và gửi cho bản sao trước năm 1975. Do đó, tôi được ''gặp'' lại bố tôi trong những kỷ vật này.

Xem tiếp...

Chương 2

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Nhà tôi ở Phố Hàng Dầu
Số nhà 54, đứng đầu... du côn...
Phạm Duy Cẩn


Phố Mã Mây - Rue Des Pavillons Noirs - circa 1920

Ít lâu sau khi tôi ra đời, gia đình họ Phạm dọn từ phố Mã Mây (Rue Des Pavillons Noirs -- phố Cờ Đen, lại một cái tên có liên hệ tới gia đình tôi) xuống phố Hàng Dầu (rue Fellonneau), một con phố có chưa tới 30 căn nhà thấp bé nằm ôm lấy nhau.

Bên phải phố Hàng Dầu là phố Bờ Hồ nằm đối diện với một khu đất trên đó có Đền Bà Kiệu và rạp chiếu bóng Pathé. Hồ Gươm không xa nhà tôi mấy. Đứng trước cửa nhà, tôi có thể nhìn thấy mặt hồ lúc nào cũng lặng lẽ và xanh đục. Và thấy xe điện leng keng lọc cọc đi ngang. Trong 17 năm sống với thủ đô, tôi có tới 14 năm sống chung quanh hồ Gươm cho nên Hà Nội đối với tôi chỉ là Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Rùa, đền Bà Kiệu và khu vườn nhỏ bên bờ hồ là nơi tôi hay ra leo lên cây đa hoặc lúi húi hái hoa bắt dế. Trong 3 năm còn lại, tôi theo gia đình lên ở bên cạnh Hồ Trúc Bạch trước khi rời xa Hà Nội đi sinh sống ở Moncay, Hưng Yên, Kiến An, Bắc Giang. Thỉnh thoảng ghé về thăm mẹ, tôi không có đủ thời gian để yêu được tất cả Hà Nội 36 phố phường.

Xem tiếp...

Những Năm Cuối 1990 - Yêu Ðời, Yêu Người, Yêu Mình

Trong mọi loại nhạc Việt -- nhạc hoàn toàn Việt hay nhạc Pháp, Mỹ, Nhật, Mễ...với lời Việt -- của giai đoạn đầu trong thập niên 90 này... có một bài hát Nhật được tôi soạn lời để cho Thái Hiền hát, với nội dung chắc chắn không phải của nguyên bản mà do tôi tạo ra. Ðó là bài TRÁI TIM CÒN TRINH. Cùng với hai bài hát khác là KIẾP ÐAM MÊ của Duy Quang và MƯỜI NĂM TÌNH CŨ Trần Quảng Nam, đây là một bài hát coi như thành công nhất trong 20 năm qua. Hầu hết các hãng băng ở Hoa Kỳ đều thu thanh bài này với các giọng ca cũ, mới, già, trẻ... Chưa bao giờ chịu làm người thù của ai cả, đây là bài hát nhắc nhở tới chủ trương làm người tình của tôi -- lúc nào cũng yêu đời, yêu người và yêu mình... Xin mời bạn nghe và đọc lời ca, trước hết là nghe giọng Thái Hiền:

Trái Tim Còn Trinh
Nhạc Nhật
với Thái Hiền
Lời Việt : Phạm Duy

Một ngày xuân ấm, tuổi đang mơ mộng, tóc xanh
Một ngày tươi sáng, yêu thương vô vàn, trắng tinh
Ta yêu cuộc sống, yêu người, yêu mình,
Yêu ai gần gũi, yêu người xa vắng mông mênh,
Trái tim còn trinh !
Rồi tình yêu đó, tình yêu nguyên vẹn, tiết trinh
Tình yêu man mác, mến yêu không ngừng, đắm say
Yêu không cần biết ai người yêu mình
Ai hay hờn dỗi hay là ai đã coi khinh
Mối tình còn trinh !
Này hỡi con tim, xinh xinh
Vì yêu quá nên tim lao đao, gập gềnh
Rồi có đau thương một mình,
Thì đành con tim, nhớ nhớ thương thương lênh đênh.
Này hỡi con tim con con
Vì yêu đương quá nên tim xanh xao gầy còm
Rồi có đau thương mỏi mòn,
Nhưng tim trắng trinh như ngày trái tim xanh non.
Rồi đời sẽ cuốn đời đi vô tận khắp nơi
Một đời tăm tối hay bao tưng bừng mãi thôi
Ta yêu cuộc sống, yêu người, yêu mình,
Yêu ai gần gũi, yêu người xa vắng mông mênh,
Trái tim còn trinh !
Rồi tình yêu đó, tình yêu nguyên vẹn tiết trinh
Tình yêu man mác, mến yêu không ngừng đắm say.
Yêu không cần biết ai người yêu mình
Ai hay hờn dỗi hay là ai đã coi khinh
Mối tình còn trinh !

Xem tiếp...

Những Năm Ðầu 1990 - Cuối Trào Nhưng Vẫn Tiếp Tục

Bước vào thập niên 1990, coi như phong trào nhạc POP quốc tế với lời Việt trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ đứng lại. Có nhiều lý do: thế hệ trẻ vào hồi 75 đã trở thành trung niên, không nghe nhạc, không mua nhạc nữa. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại không còn dính líu gì với Việt Nam nữa. Không còn thạo tiếng Việt, họ dùng ngoại ngữ để giao tiếp với nhau, nói gì đến chuyện nghe nhạc với lời Việt ? Mãi lực của băng cassette giảm xuống trong khi nhà sản xuất đua nhau ra đời. Tuy nhiên, sự sản xuất băng nhạc hay CD có những bản nhạc quốc tế với lời Việt vẫn tiếp tục. Ngoài các ca sĩ quen thuộc như Ngọc Lan, Như Mai... nay có thêm vài giọng ca mới như Ý Lan, Ngọc Hương. Và dĩ nhiên, Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo, Julie... vẫn cần có tôi để cung cấp bài ca mới. Nhạc Pháp tiếp tục được hát với lời Việt:

Biển Khơi Tình Yêu
Marie La Mer
Lời Việt : Phạm Duy

Biển khơi tình yêu
Nổi sóng cho người cũng theo đại dương lả lơi
Ðổ vào lòng lứa đôi
Làm người động tình theo biển khơi.
Biển khơi tình vui !
Ðồi cát đây, cùng nắm tay, rồi bước dần trên bãi
Biển là của lứa đôi
Còn biển rộng nên tình còn mãi...
Biển yêu nhiều lắm, mến thương vô vàn
Người yêu còn đó, biển là mộng mơ
Làn sóng đi vào cát êm mầu trắng
Thấy chăng ? Biển khơi tình đôi !
Ðồi cát đây nằm xuống đây, đừng hôn vào tay
Mà là vào mắt môi
Vào lòng người ngọt thơm mùi muối...
Biển yêu người đó, biết bao cho vừa
Cùng người yêu rạng rỡ nhìn trời biển xa
Gửi ái ân về cõi mây nào đó, rất mơ...

Xem tiếp...

Dream' Studio (1988)

Bắt đầu từ cuối năm 1988, Duy Quang mở phòng thâu và thành lập một hãng sản xuất lấy tên là DREAM' STUDIO. Vợ của Quang là Mỹ Hà lo việc phát hành. Thế là từ nay trở đi, gia đình chúng tôi đã nắm đủ ba yếu tố cần thiết để làm ăn trên đất Mỹ: sáng tạo (création), làm thành món hàng (fabrication) và phổ biến (distribution). Ðây cũng là lúc compact disc mới được phát minh và tôi là người Việt Nam đầu tiên đưa tác phẩm của mình vào đĩa hát nghe bằng tia sáng laser.

Tôi và Duy Cường cũng thành lập PDC MUSICAL PRODUCTIONS, để sản xuất compact disc. Những đĩa nhạc của chúng tôi nặng về nghệ thuật hơn là thương mại, ví dụ các tuyển chọn (sélection) NHẠC TÌNH PHẠM DUY (nhạc hoà tấu), 10 BÀI RONG CA. PDC MUSICAL PRODUCTIONS còn dự phóng in ra những nhạc tập có phần piano phụ hoạ v.v... những sách có tính chất văn học như NGÀN LỜI CA, ÐƯỜNG VỀ DÂN CA, HỒI KÝ v.v...

Phong trào nghe nhạc ngoại quốc có lời Việt đang lên rất mạnh trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại. DREAM' STUDIO sản xuất những chương trình cassette và compact disc (song ngữ) như série BẾN MƠ chẳng hạn. Lời ca phần nhiều của tôi.

Xem tiếp...

Nhạc Quốc Tế - Lời Việt (1988)

Phong trào nhạc dịch vẫn lên mạnh. Các ca sĩ lớp mới như Ngọc Lan, Như Mai... xuất hiện và cũng thành công như Thanh Lan, Vi Vân... những năm trước đây. Tôi vẫn được nhờ soạn lời Việt cho các hãng băng. Bây giờ, nhạc Mễ Tây Cơ cũng có lời Việt:

Bơ Vơ
Malaguena
Nhạc Mễ -Lời Việt : Phạm Duy

Quê hương ta đâu ? Gia đình ta đâu ?
Bạn bè ta đâu ? Người tình nơi nao ?
Tình đời ngày nào không ai thấy đâu !
Ôi thương yêu sao bỗng phai tàn mau ?
Con sông xưa đâu ? Khu rừng xa đâu ?
Ðường chiều thật sâu (cho) người tình ôm nhau
Cuộc đời nhiệm mầu không mang đớn đau
Ôi thương yêu ca hát cho đời sau...
Lìa khỏi quê.... nhà
Ôi phải chia lìa !
Mẹ già tóc sương, đứng vẫy tay
Những em bé quê tôi, áo rách vai...
Buổi chiều im hơi, tiếng gió cũng thôi
Ðời lặng im.... rồi !
Ôi bao la âm thầm
Một đời lắng.... câm.
Có khóc thương
Chỉ một mình gào gọi trong cô đơn
Có van lơn miên man như bao nhiêu côn trùng
Chỉ gặp vô.... cùng !
Bơ vơ ở trong lòng...

Xem tiếp...

Nhạc Nhật Với Lời Việt Của Phạm Duy 1988

Ðây là năm nhạc Nhật được phổ biến khá nhiều trong Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại, với lời Việt do tôi soạn. Những bài này được hoan nghênh vì hương vị Á Ðông của ca khúc được người tị nạn thích hơn là những mầu sắc (hay nói cho đúng hơn là tiết điệu) Tây Phương:

Nắng Xuân
Solenzara
Nhạc Nhật - Lời Việt : Phạm Duy

Muốn thấy em, trong như pha lê ngọc ngà,
Sáng xanh như mây đậu đầu nhà.
Ðầy bao dung, đôi tay mở ra
Ðời ta đã có em la đà
Xoá tan đi những ngày bê tha.
Muốn thấy em, như bông hoa rừng già,
Ðến với ta, con ong đậm đà.
Tình đôi ta như trong mộng mơ,
Tình đã tới khát khao không ngờ,
Khiến cho ta quên hết bơ vơ.
Người hỡi ! Hãy quay nhìn coi !
Người có thấy nắng Xuân đang cười ?
Ta hãy yêu nhau trong đời
Kiếp nhân sinh, ôi không dài.
Thấy nắng Xuân trên đôi môi em mặn nồng,
Nắng lung linh trên nụ cười hồng.
Ðầy bao dung, đôi môi mở hé
Ðời ta đã có em trong lòng
Những bước đi không còn mênh mông.
Hỡi nắng ơi ! Soi con tim ta đợi chờ,
Nắng chói sau đêm Ðông mịt mù.
Tình đôi ta như trong mộng mơ,
Tình đã tới khát khao không ngờ,
Khiến cho ta quên hết bơ vơ.
Ðời là một niềm vui.

Xem tiếp...

Nhục Tình Ca (1986-87)

... Mặt khác, đời sống ở Hoa Kỳ (cũng như ở Âu Châu) đã khiến cho tính dục được nổ tung, không còn bị đè nén như khi còn ở trong nước. Nhiều bài hát của Pháp hay Mỹ mang nhiều dục tính được phổ thông. Vài ba ca sĩ như Jo Marcel, Kim Ngân... nhờ tôi soạn lời ca tiếng Việt cho một loạt những bài nhạc Pháp xưng tụng nhục tình. Khởi đầu là bài:

Em-Ma-Nuen
Emmanuelle
Nhạc Pierre Bachelet - Lời Việt : Phạm Duy

Cánh tay nào khát khao nồng cháy hơn là Emmanuelle ?
Dục tình nào lửa đốt làn môi ?
Ðắm say nào bốc lên từ vú căng tròn Emmanuelle ?
Vùi đầu vào làn tóc nồng thơm !
. . . .
Cho một đêm bão
Nổ tung cõi đời.
Cho một ngày mưa
Ngả nghiêng trời đất !
Cho biển hung dữ.
Ðảo điên sóng gầm..
Cho tình vào sâu
Lòng em gào thét !
. . . .
Cánh tay nào khát khao nồng cháy hơn là Emmanuelle ?
Dục tình nào lửa đốt làn môi ?
Ðắm say nào bốc lên từ vú căng tròn Emmanuelle ?
Vùi đầu vào làn tóc nồng thơm !
. . . .
Tay tròn khăng khít
Ghì cho tắt thở !
Ôm chặt bờ vai
Diu nhau vào chín suối !
Chân dài em duỗi
Dài như cõi đời.
Co lại bờ lưng
Quặp không mở trói !
. . . .
Châm một điếu thuốc !
Trầm ngâm lõa thể
Môi chặp một hơi
Thở suôi làn khói !
Hôn vào đôi mắt
Vào nơi gáy nàng
Cho nàng hồi sinh
Vòng tay mở toang.
. . . .
Cánh tay nào khát khao nồng cháy hơn là Emmanuelle ?
Dục tình nào lửa đốt làn môi ?
Ðắm say nào bốc lên từ vú căng tròn Emmanuelle ?
Vùi đầu vào làn tóc nồng thơm !

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên