- Chi tiết
- Lượt xem: 3793
Về mặt vũ điệu nghĩa là múa trống đơn thuần, ta chỉ thấy trong dân nhạc của các dân tộc ở vùng cao.
Người Bahnar có một điệu múa trống gọi là Soang Book SơGơr (múa Ông Trống) với người múa đeo trống trước bụng, hai tay vỗ hai mặt trống thành nhịp phụ họa với dàn cồng chiêng. Điệu múa này có những động tác khỏe và nhanh nhẹn. Đặc biệt, điệu múa có những động tác ngoặt gấp, nghĩa là soay mình 90 độ. Với điệu múa trống này, người Bahnar muốn diễn ra hành động của thần Sấm mà họ cho là là một vị thần nóng nẩy, nghiêm khắc.
Dân Bahnar và điệu múa Ông Trống
Về việc sử dụng một dàn trống gồm ba hay bốn trống, ta chỉ thấy có nơi người Chàm, dùng trong nhạc lễ theo đạo Hồi Giáo mà họ theo.
Một dàn trống gồm ba, bốn trống -- hay có khi chỉ là một trống -- được dùng để đệm cho những điệu múa, như múa PaDit (múa bướm) chẳng hạn.
Đánh Trống GhiNăng phụ họa cho điệu múa Chàm.
click : ban nhạc Chàm phụ họa cho điệu múa.
Múa Chàm
Múa Chàm
Múa Chàm
Múa Chàm
Gần đây, người ta sáng tác ra một màn đánh trống PariNăng hòa tấu cùng trống lớn, trống nhỡ của miền xuôi và với các vũ sinh ngồi lên vai nhau hay quặp chân vào bụng nhau, tay đánh trống, giống như người làm xiếc và gọi đó là múa Chàm.
Múa Trống Chàm, mới sáng tác
Vũ ở Miền Xuôi, Xưa và Nay
Trong nhạc cổ truyền Việt Nam của người Việt miền xuôi, có lẽ không có những bài bản dành riêng cho trống. Như đã nói trong chương trước, khi muốn báo một tin lành hay một tin dữ, người làng đánh những hồi trống cái gọi là trống ngũ liên, nghĩa là đánh năm hồi trống, mỗi hồi đánh từ nhịp chậm tới nhịp nhanh.
Hoặc khi cần làm nhạc đệm cho điệu múa sư tử thì có trống lớn đánh chung với chũm chọe với một điệu trống thô sơ. Vào lúc có những cuộc lễ bái thì có trống lớn hợp tấu với trống nhỡ để làm lẽ cúng, như cúng cô hồn, cúng vào hè, đám ma...
Múa thì có lẽ chỉ thấy trong Chèo. Cái tên gọi là Chèo có thể do chữ Trạo Phường gọi chệch đi. Theo Phạm Đình Hổ (Vũ Trung Tùy Bút), trạo phường là những tổ chức ca kỹ dưới thời nhà Lý, chuyên đi hát đám táng. Tổ chức này còn được gọi là Phường Chèo Bội, làm nghề đi hát đám ma, và đi hát mua vui cho dân chúng xem.
Vào thời Cảnh Hưng (1740-1786), phường chèo bội ngoài những điệu hát như hát huê tình với lời ca ngợi công đức vua, quan còn có những điệu múa do đào nương đảm nhiệm là múa đèn, múa bông (hoa) và có cả đi dây (xiếc) nữa.
Múa Trong Phường Chèo Bội
Múa trống ngày xưa được nhắc nhở tới là một điệu trống có tên múa trống cơm mà ta thường nghe trong câu dân ca cổ : "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy bông mà nên bông..." Múa trống cơm hay trống bồng thì ngày nay vẫn còn các thiếu nữ múa trong những dám rước, gọi là "đĩ đánh bồng".
Đĩ đánh bồng trong các đám rước
Vào cuối thập niên 60, tôi cũng đã thử thách phục hồi và canh tân dân ca cổ truyền với hai nhạc sinh đàn tranh trong ban HOA SIM là Thúy Hoan và Quỳnh Hạnh... cùng tôi hoà tấu khúc Lý Chim Khuyên với tiếng trống bồng phụ họa. Hãy nghe thử khúc (click :) Lý Chim Khuyên đó.
Đội Trống Phù Đổng Hà Nội
Múa Trống Cơm của đội trống Phù Đổng
Hà Nội có một đội trống lấy tên là Phù Đổng, ngoài việc phục hồi các điệu trống xưa, còn sáng tác ra những điệu nhạc mới, trong đó vai trò của dàn trống là chính.
Đánh trống ba
Dàn trống thấy trong đoàn múa Phù Đổng
Đội trống Phù Đổng có những màn múa trống, trong đó trống được hoà tấu chung với nhạc cụ miền xuôi và nhạc cụ miền núi như :
Màn vũ Đồi Xuân
Màn vũ Ngày Mùa
Vũ có trống đệm, tại Cung Đình Nhà Nguyễn, Huế
Múa ở Nhạc Cung Đình Huế
Theo các sử liệu, Tuồng có mặt tại Việt Nam từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII, XIII). Lúc đó nhiều hình thức ca diễn riêng lẻ đã tổng hợp thành hình thức sân khấu thô sơ gọi là Cảnh Tượng gồm các màn múa, hát, đánh võ, xiếc và những vở hát có cốt truyện do diễn viên có vẽ mặt biểu diễn...
Từ những cảnh tượng đó, Tuồng tiến lên và thành hình thức ca diễn rất hấp dẫn đến nỗi dưới thời Lê sơ, trong những buổi yến tiệc, tế lễ hay thiết triều, Tuồng đều được trình diễn cho vua, quan xem.
Thời nhà Nguyễn, trong loại Yến Nhạc, có những màn múa Tứ Linh Múa Đèn, Múa Bông Sen v.v...
Nghe bài (click :) Mã Vũ phụ họa cho điệu múa Tứ Linh.
Chú ý : trống có bài bản hẳn hòi.
Màn múa Bông Sen.
Trống Trịnh Toàn, Saigon
trong Đoàn Ca Cũ Kịch Hoàng Thi Thơ
Hoàng Thi Thơ : Trưởng Đoàn
Màn độc tấu trống : Trịnh Toàn
Vũ sinh : Duy Khanh, Duy Mỹ, Duy Long...
Phạm Duy