Nhạc Sĩ Phạm Duy: Văn Hóa Dân Tộc Từ Trong Lòng Mình (+ Nghe Nhạc: Phạm Duy - Bốn Mùa Ca Hát)
- Details
- Written by Trường Kim – Hồng Phúc
- Hits: 3429
Báo VĂN NGHỆ
Số 28 (9 tháng 7, 2011)
Phạm Duy được coi như con chim “bách thanh” của âm nhạc Việt Nam, một trong những tên tuổi lớn của tân nhạc, với hàng ngàn tác phẩm đủ thể loại từ ca khúc tới tổ khúc, trường ca. Gặp Phạm Duy dù đã ở tuổi 90 vẫn minh mẫn nhanh nhẹn và và thật cởi mở, dễ gần trong dịp ông ra Hà Nội dự đêm nhạc “Cỏ Hồng” và nói chuyện Thơ Phổ Nhạc với giới trí thức, nghệ sĩ Hà Nội, chúng tôi đã trao đổi về cảm quan trong sáng tác và nhận xét của Phạm Duy về việc thể hiện tác phẩm âm nhạc của ông.
Phóng Viên. Cảm quan của nhạc sĩ Phạm Duy về tình yêu (không thuần túy là tình yêu đôi lứa) mà nó luôn luôn gắn với vũ trụ, phải chăng đây là khuynh hướng có yếu tố thiền mà ông đã ảnh hưởng theo tinh thần văn hóa phương Đông rất sớm?
NS Phạm Duy. Vâng, tôi bị ảnh hưởng Thiền vì khi còn bé, tôi luôn luôn được Mẹ cho đi lễ Chùa nên tôi bị ảnh hưởng Đạo Phật rất sớm. Còn nhớ lúc đó tôi thuộc lầu nhiêu câu kinh kệ tuy không hiểu rõ nghĩa nhưng biết đó là câu kinh “trí huệ đưa người qua bờ bên kia"... Tôi như cảm thấy học được một phép lạ (magical power), nhiều khi tôi nằm trên chiếc trõng tre để nhìn khoảng trời rộng bao la, tưởng tượng thả hồn mình bay theo những làn mây xanh biếc... Lớn lên, cuộc sống đã bắt buộc tôi phải sống nhiều năm ở thôn quê và những khi tôi có thời gian rỗi rãi, không có ai bên cạnh, thì tôi làm bạn với thiên nhiên vậy! Bạn với ao sâu, với con cá bống, bạn với con đê dà và chiếc cầu tre... Cũng vì vậy, về sau, khi trưởng thành rồi, thì một số nhạc tình cảm của tôi tự nhiên có tính chất vũ trụ !
-- Ông đã phân chia tác phẩm : Đạo Ca, Thiền Ca, Rong Ca... điều ấy mang ý nghĩa gì? Ông có thể lý giải rõ hơn về sự phân loại trong âm nhạc của mình ?
NS Phạm Duy: Sau khi đã soạn ra những ca khúc thông thường về nhạc “trần gian”, tôi thấy cần phải tập trung những sáng tác phẩm có tính chất “tâm linh” vào một loại, cho nên tôi dùng những danh từ “Đạo Ca, Thiền Ca, Rong Ca” để phân biệt chúng với những loại ca khác. “Nhạc tâm linh” là những cảm nghĩ của tôi về cuộc đời chung quanh, trong đó có một số bản nhạc tình.
-- Ca sĩ nào thể hiện tác phẩm của ông mà ông ưng ý nhất ? Theo ông cách hòa âm phối khí nên như thế nào để thể hiện theo phong cách Phạm Duy có hiệu quả nhất ?
NS Phạm Duy: Thái Thanh và Duy Quang là 2 ca sĩ làm tôi ưng ý nhất, có lẽ vì họ sống gần tôi nên hiểu được tinh thần của những bản nhạc Phạm Duy. Hiện nay một số ca sĩ trẻ cũng làm tôi hài lòng, họ đã quen thuộc với nhạc của tôi như Đức Tuấn, Nguyên Thảo, Mỹ Linh, Quang Linh, Mỹ Hạnh, Ánh Tuyết, Tùng Dương, Quang Dũng, Hà Anh Tuấn, Tần Minh, Mỹ Lệ, Mai Khôi, Minh Quân, Quỳnh Hương, Tấn Sơn, Đoan Trang, Thanh Thúy, Thanh Long Bass, các nhóm nhạc ACM, nhóm Năm Dòng Kẻ, Phương Nghi và các ban hợp ca nhi đồng...
Còn Duy Cường thì nắm được kỹ thuật hòa âm, phối khí phù hợp với những bản nhạc đó, nên Duy Cường đã giúp ích rất nhiều cho việc phổ biến những bài hát tâm linh của tôi. Kỹ thuật của Duy Cường là một thứ hòa âm đa điệu cho nhạc ngũ cung pha trộn với hòa âm cổ điển và tân kỳ. Các nhạc sĩ trẻ khác như Đức Trí, Hoài Sa cũng có kỹ thuật hòa âm phối khí giúp cho thể hiện tác phẩm có hiệu quả thẩm mỹ cao.
-- Có một mảng lớn trong sáng tác của ông là những ca khúc về thiên nhiên và bốn mùa trong đó có những bài nổi tiếng như Hoa Xuân, Xuân Ca, Ngày Tháng Hạ, Hạ Hồng... Vì sao ông viết nhiều về thiên nhiên và bốn mùa như vậy? Ông có bao nhiêu ca khúc bốn mùa, ông có thể nói rõ ý nghĩa của các ca khúc này.
NS Phạm Duy: Như các bạn đã biết tôi có may mắn là sống ở thôn quê từ ngày còn bé và bị bao bọc bởi thiên nhiên từ khi tâm hốn còn trong trắng cho nên khi đã trở thành người soạn nhạc thì hình ảnh cứ tuôn ra một cách tự nhiên không cần phải suy nghĩ gì cả.
Loạt ca hát bốn mùa gồm có Xuân Ca (Đêm Xuân, Nụ Tầm Xuân, Hoa Xuân, Xuân Thì, Xuân Nồng, Du Ca Mùa Xuân, Xuân Ca, Mùa Xuân Yêu Em (thơ Đỗ Quý Toàn), Tâm Xuân (thơ Phạm Thiên Thư), Mừng Xuân, Ngụ Ngôn Mùa Xuân, Mùa Xuân Hoa Thắm (thơ VTT Paris), Ngày Xuân (thơ Thảo Chi); Hạ Ca (Gió Thoảng Đêm Hè, Ngày Tháng Hạ, Hạ Hồng); Thu Ca (Tiếng Thu, Vần Thơ Sầu Rụng (thơ Lưu Trọng Lư), Thu Chiến Trường, Nước Mắt Mùa Thu, Mùa Thu Paris (thơ Cung Trầm Tưởng), Tình Ca Mùa Thu, Mùa Thu Chết (theo thơ Guillaume Appolinaire), Thu Ca Điệu Ru Đơn (theo thơ Paul Verlaine); Đông Ca (Chiều Đông, Tiễn Em (thơ Cung Trầm Tưởng)...
-- Ông đã học hỏi được những gì trong văn hóa Việt và cách tân như thế nào trong sáng tác âm nhạc?
NS Phạm Duy: Là một người Việt Nam , tôi đã nhiễm văn hóa dân tộc trong lòng rồi ! Việc gì phải học nữa !!! Còn làm mới phong cách (cách tân) của mình thì rõ ràng là tôi đã áp dụng cả những gì tôi tiếp thu được từ văn hóa dân tộc và cả ở những nền văn hóa khác nữa.
-- Xin cám ơn ông và chúc ông luôn khỏe mạnh an vui để tiếp tục con đường sáng tác âm nhạc.
Trường Kim – Hồng Phúc
***
Phạm Duy: Ca Hát Bốn Mùa - Xuân Ca
Hoa Xuân - Khánh Ly trình bày
Hoa Xuân - Ý Lan trình bày
Hoa Xuân - Ngọc Lan trình bày
Hoa Xuân - Hoàng Oanh trình bày
Xuân Thì - Khánh Ly trình bày
Xuân Thì - Ý Lan trình bày
Xuân Thì - Quỳnh Giao trình bày
Xuân Ca - Tam ca
Xuân Ca - Ban The Dreamers trình bày
Đêm Xuân - Sĩ Phú trình bày
Đêm Xuân - Thái Hiền trình bày
Mùa Xuân Du Ca - Duy Quang trình bày
Mùa Xuân Yêu Em - Ý Lan trình bày
Tâm Sự Gửi Về Đâu - Duy Quang trình bày
Tiếng Sáo Thiên Thai
Khúc Hát Thanh Xuân (Lời Việt Phạm Duy) - Hà Thanh trình bày
Khúc Hát Thanh Xuân (Lời Việt Phạm Duy) - Thanh Lan trình bày
Khúc Hát Thanh Xuân (Lời Việt Phạm Duy) - Thái Hiền trình bày
Khúc Hát Thanh Xuân (Lời Việt Phạm Duy) - Vĩnh Trinh trình bày
Khúc Hát Thanh Xuân (Lời Việt Phạm Duy) - Ái Vân trình bày
Xuân Hiền - Kiều Nga trình bày
Xuân Ca - Ngọc Lan trình bày
Xuân Ca - Thúy Vi trình bày
Mừng Xuân
Xuân Ca - Duy Quang trình bày
Trên Đồi Xuân - Ái Vân trình bày
Xuân - Thái Hiền trình bày
Phạm Duy: Ca Hát Bốn Mùa - Hạ Ca
Hạ Hồng - Tuấn Ngọc và Khánh Hà trình bày
Gió Thoảng Đêm Hè - Thái Hiền trình bày
Ngày Tháng Hạ - Khánh Hà trình bày
Hạ Hồng - Thái Hiền trình bày
Cỏ Hồng - Thái Thanh trình bày
Hè 42 (Lời Việt Phạm Duy)
Hè 42 (Lời Việt Phạm Duy) - Don Hồ trình bày
Ngày Mùa (Lời Việt Phạm Duy) - Duy Quang trình bày
Em Qua Vườn Anh (Lời Việt Phạm Duy) - Duy Quang trình bày
Hãy Yêu Chàng - Thái Hiền trình bày
Hãy Yêu Chàng - Duy Quang trình bày
Cỏ Hồng - Duy Quang trình bày
Hạ Hồng - Tuấn Ngọc và Khánh Hà trình bày
Phạm Duy: Ca Hát Bốn Mùa - Thu Ca
Tiếng Thu - Thái Thanh trình bày
Vần Thơ Sầu Rụng - Mai Hương trình bày
Hoa Rụng Ven Sông - Ý Lan trình bày
Thú Đau Thương - Mai Hương trình bày
Mùa Thu Chết - Khánh Hà trình bày
Mùa Thu Paris - Tuấn Ngọc trình bày
Nước Mắt Mùa Thu - Thái Hiền trình bày
Tình Ca Mùa Thu - Thái Hiền trình bày
Thu Ca Điệu Ru Đơn - Thái Hiền trình bày
Thu Chiến Trường - Kim Tước trình bày
Tình Thu - Tuấn Ngọc trình bày
Tiếng Thu - Duy Quang và Thái Hiền trình bày
Vần Thơ Sầu Rụng - Thái Thanh trình bày
Phạm Duy: Ca Hát Bốn Mùa - Đông Ca
Chiều Đông - Thái Thanh trình bày
Chiều Đông - Ý Lan trình bày
Chiều Đông - Tam Ca
Mùa Đông Chiến Sĩ - Thái Thanh trình bày
Phố Buồn - Khánh Ly trình bày
Tiếng Bước Trên Đường Khuya
Tiễn Em - Tuấn Ngọc trình bày
Tiễn Em - Dalena trình bày
Bên Ni Bên Nớ - Khánh Ly trình bày
Bên Ni Bên Nớ - Thái Hiền trình bày
Bên Ni Bên Nớ - Thái Thanh trình bày