Thế giới suy tôn điệu Tango là vua, Valse là nữ hoàng. Nhưng cả vua lẫn nữ hoàng bây giờ đã thoái vị. Vua thì lú lẫn, nữ hoàng cũng hom hem. Năm 2009 Unesco đã công nhận điệu Tango là di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) cần phải giữ gìn, nếu không người ta sẽ quên nó, sẽ thất truyền. Ở Việt Nam bây giờ, chẳng mấy khi chúng ta nghe được một bài Tango hay Valse trên những phương tiện truyền thông công cộng. Còn ở những tụ điểm ca nhạc, những quán cà phê thì tuyệt đối không. Những ca khúc viết theo hai điệu này chỉ còn sống trong lòng những người già tiếc nhớ thanh xuân.
Lần khác, chúng ta sẽ nói về điệu Valse. Bây giờ hãy nói về những ca khúc viết theo điệu Tango ở Việt Nam.
Lưu ý: Với những người "không quen" hoặc "không thích nghe" những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy rất... "phản cảm" và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình...
Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về 10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần như "thất truyền":
"Hai vị viết sách, viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!"
Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người "chê" tục ca vì nó đi tới chỗ "nhảm nhí trong nghệ thuật" nhưng ông cũng vạch ra lý do: "họ không biết cặn kẽ nội dung của nó".
Để biết một cách cặn kẽ nội dung của 10 bài tục ca không có cách gì khác hơn là phải nghe qua những bài hát này. Về mặt tiết điệu, Phạm Duy viết tục ca bằng nhiều thể loại, từ dân ca hay qua lối kể chuyện đến rock, blues và đến cả loại nhạc mà ông gọi là "quốc ca" (tôi nhấn mạnh, hai chữ này phải để trong ngoặc kép)
Trước khi đề cập về sự học của tôi trong thời thơ ấu, hãy nói tới cái chơi của tôi lúc đó :
Hàng Ngang sang Hàng Đào Hàng Đào vào Hàng Bạc Hàng Bạc tạt sang Hàng Mắm Hàng Mắm ngắm xuống Hàng Bè Hàng Bè về Hàng Dầu Hàng Dầu trông ra đầu Lò Xũ Lò Xũ có một lũ bờ sông Bờ sông trông thấy cầu Trên cầu có tầu chạy...
Bố tôi chết đi để lại một gánh nặng cho mẹ tôi. Ngoại trừ Anh Khiêm vì học giỏi nên có học bổng của Pháp cho đi Tây học và không cần đến ai lo lắng, mẹ tôi phải lo liệu để nuôi sống lũ chúng tôi lúc đó hãy còn thơ dại. Con gái một ông đồ và vợ goá của một nhà văn thì làm gì có sẵn nghề nghiệp chuyên môn trong tay.
Nhưng rồi cũng giống như hầu hết các bà mẹ Việt Nam trong xã hội Hà Nội trí thức tiểu tư sản ấy, mẹ tôi đã khéo xoay xở để nuôi chúng tôi lớn lên. Khi thì mẹ đi các tỉnh miền thượng du để mua sừng nai, xương cọp đem về nấu thành cao ban long, cao hổ cốt, bán thẳng cho người mua. Khi thì mẹ mua cả dăm bẩy chục gánh hoa sen rồi cả nhà ngồi bóc cánh sen lấy nhụy hoa ướp trà, cũng để bán trực tiếp cho khách hàng. Không hề có một cửa hàng bán cao hay bán trà sen. Việc bóc cánh hoa sen làm cho anh em chúng tôi rất thú vị vì được nhẩy nhót hay ngã lăn quay trên đống cánh sen vừa thơm vừa mát. Việc phụ giúp cho mẹ và các chị nấu cao thì cực lắm. Nấu cao vào buổi trưa mùa hè ở trong một ngôi nhà thấp lè tè là một cực hình. Cho nên phải nấu vào ban đêm. Có một lần ai cũng buồn ngủ cả, lửa bén lên mái bếp, xuýt cháy cả phố.
Tôi không có một kỷ niệm nào với bố tôi cả. Ông chết đi khi tôi mới lên hai. Theo lời mẹ tôi nói thì bố tôi có hình vóc hao gầy, mặt rỗ hoa, rất vui tính, hay nói đùa và chọc ghẹo bạn bè, vợ con. Tôi rất giống bố tôi ở điểm này.
Ông làm nhiều nghề ngoài nghề viết văn, viết báo. Sau khi tốt nghiệp ở trường Thông Ngôn, ông làm thông dịch viên ở một vài toà công sứ tỉnh nhỏ. Rồi bỏ đi làm thư ký cho một chi nhánh của Banque de L'Indochine ở tỉnh Mông Tự bên Tầu. Rồi mở nhà hàng cao lâu ở phố Cầu Gỗ, mở tiệm vàng ở phố Hàng Đào. Sau đó, đi tìm mỏ than hay mỏ vàng gì đó ở Quảng Yên... Trong đời, tôi cũng hay đổi nghề như bố. Vào với nghề viết văn, bố tôi chọn con đường tả chân và phê bình xã hội, khi thì viết những truyện ngắn rất đứng đắn khiến cho truyện của ông về sau được đưa vào giáo trình của Bộ Giáo Dục, khi thì sưu tập và phóng tác những chuyện tiếu lâm (dưới bút hiệu Thọ An). Những lúc tôi soạn loại bài hát phê bình xã hội như tâm ca hay tục ca tôi đều liên tưởng tới việc làm của một người bố tuy không gần gũi mà hoá ra thân thiết. Sau khi làm báo và cũng đã là một người khá nổi danh trong xã hội rồi, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, bố tôi được bầu làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội và được cử đi dự Đấu Xảo Marseille vào năm 1922. Trở về nhà, ông lâm bệnh và tới năm 1924 thì ông qua đời vì bệnh ho lao. May mắn cho tôi là anh chị tôi còn giữ được một số tài liệu về bố tôi. Chẳng hạn những lá thư hay những bưu ảnh bố tôi gửi về khi ông đi Nam Kỳ hay đi Pháp. Chẳng hạn những mẩu báo Trung Bắc Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hoá Nhật Báo... đăng tin ông mất vào năm 1924 trong đó có phần tiểu sử của bố tôi. Những tài liệu này được anh chị tôi đem qua Pháp từ lâu và gửi cho bản sao trước năm 1975. Do đó, tôi được ''gặp'' lại bố tôi trong những kỷ vật này.
Ít lâu sau khi tôi ra đời, gia đình họ Phạm dọn từ phố Mã Mây (Rue Des Pavillons Noirs -- phố Cờ Đen, lại một cái tên có liên hệ tới gia đình tôi) xuống phố Hàng Dầu (rue Fellonneau), một con phố có chưa tới 30 căn nhà thấp bé nằm ôm lấy nhau.
Bên phải phố Hàng Dầu là phố Bờ Hồ nằm đối diện với một khu đất trên đó có Đền Bà Kiệu và rạp chiếu bóng Pathé. Hồ Gươm không xa nhà tôi mấy. Đứng trước cửa nhà, tôi có thể nhìn thấy mặt hồ lúc nào cũng lặng lẽ và xanh đục. Và thấy xe điện leng keng lọc cọc đi ngang. Trong 17 năm sống với thủ đô, tôi có tới 14 năm sống chung quanh hồ Gươm cho nên Hà Nội đối với tôi chỉ là Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Rùa, đền Bà Kiệu và khu vườn nhỏ bên bờ hồ là nơi tôi hay ra leo lên cây đa hoặc lúi húi hái hoa bắt dế. Trong 3 năm còn lại, tôi theo gia đình lên ở bên cạnh Hồ Trúc Bạch trước khi rời xa Hà Nội đi sinh sống ở Moncay, Hưng Yên, Kiến An, Bắc Giang. Thỉnh thoảng ghé về thăm mẹ, tôi không có đủ thời gian để yêu được tất cả Hà Nội 36 phố phường.
Những tia nắng ban mai rực rỡ báo hiệu một ngày hè nóng bức, lũ chim sau vườn nhà ríu rít đón chào một ngày mới, điện thoại reo thật sớm 9:00AM Huệ Nương chủ bút thật đúng giờ. Gác điện thoại, bằng tất cả sự nhanh nhẹn hiếm thấy tôi lao vào toilet. Mười lăm phút sau từ cửa sổ phòng khách đã thấp thoáng màu hồng cánh sen áo Huệ, vàng anh của Khuyên, và loanh quanh một chàng trai trẻ đang chụp hình bên ngoài.
"Khách đến, có khách quý đến", lòng tôi reo vui như chim sáo...
Mời bạn đọc theo dõi lời kể của nữ ca sĩ Trúc Mai, trước 1975 nổi tiếng với những ca khúc như “Hàn Mặc Tử”, “Nhà Anh Nhà Em”. Chúng ta cùng tìm về đường xưa lối cũ cùng lắng đọng tâm tư để nghe thấy những bể dâu cuộc đời những đổi dời thế sự kể chuyện đời bạn nghe.
“Sàigòn của một thời phồn thịnh, trong trí nhớ tôi miền nam Việt Nam có một lúc yên bình, lớn lên trong một gia đình nghèo nhưng không túng thiếu, nhà tôi ở trong một xóm đạo, năm 12 tuổi sớm gia nhập ca đoàn nhà thờ nên biết mình có khả năng ca hát. Cái duyên với âm nhạc đến thật tình cờ như một định mệnh được đặt để tôi cứ thế mà đi.”
(TNO) Từng bị hoãn vì "một số trục trặc không mong muốn" hồi tháng 4, đêm nhạc Tình ca với các ca khúc của hai nhạc sĩ Phạm Duy và Đặng Thế Phong sẽ trở lại với khán giả trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 6.
Nhạc sĩ Phạm Duy (phải) trong tiệc mừng thọ vào tháng 10.2012 - Ảnh: Thiên Hương
Theo ban tổ chức, đêm nhạc này sẽ giới thiệu những tác phẩm tình ca quê hương và tình yêu đôi lứa tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Phạm Duy trong số hơn 100 ca khúc đã được cấp phép.