PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
load more hold SHIFT key to load all load all

Tác Phẩm Tác Phẩm

Phạm Duy Nói Về Con Ðường Cái Quan

Con Ðường Cái Quan là một trường ca do Phạm Duy khởi công sáng tác từ năm 1954, đã được nhiền danh ca trình bày từ năm 1960 tại Sài Gòn, qua đài phát thanh hay tại quán văn nghệ Anh Vũ. Di tản sang Mỹ từ năm 1975, Phạm Duy tiếp tục sáng tác, chủ yếu là trường ca Bầy Chim Bỏ Xứ (1990); và viết hồi ký gồm ba tập: Thời Thơ Ấu Vào Ðời (1990); Thời Cách Mạng Kháng Chiến (1989), Thời Phân Chia Quốc Cộng (1991). Năm 1991, anh cho trình diễn Con Ðường Cái Quan dưới dạng thức nhạc hòa tấu và ghi thành đĩa compact bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại: điện toán, điện tử. Tháng 11-1991, anh sang Pháp trình bày đĩa hát hòa tấu này tại Paris và trả lời báo DIỄN ÐÀN. Tháng Giêng vừa rồi, anh lại trở lại Pháp, trình diễn ở Marseille, Troyes. Người đàm thoại với Phạm Duy là Ðặng Tiến.

Read more ...

Trường Ca Con Đường Cái Quan

Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc... thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca ?

Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vào lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc-Cộng với bản Hiệp Ðịnh Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của Trường Ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN.

Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trong âm giai ngũ cung và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương.

Read more ...

Danh Sách Nhạc Theo Chủ Đề

(Viết theo Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Vì chủ trương dùng nhạc để điều hợp con người và xã hội,  nhạc Phạm Duy là ba loại nhạc bổ xung cho nhau :


  • Nhạc xã hội là nhạc nối liền con người vào xã hội.
  • Nhạc tình cảm là nhạc giao tình giữa con người và con người.
  • Nhạc tâm linh dẫn con người vào cõi tâm...


I. NHẠC XÃ HỘI

a. Thời Toàn Quốc Kháng Chiến

Kháng Chiến Ca (Hành Khúc) :

  • Nhạc Tuổi Xanh
  • Xuất Quân
  • Gươm Tráng Sĩ
  • Chiến Sĩ Vô Danh
  • Nợ Xương Máu
  • Thu Chiến Trường
  • Về Đồng Quê
  • Đường Về Quê
  • Thanh Niên Ca
  • Thanh Niên Quyết Tiến
  • Khởi Hành
  • Việt Bắc
  • Bông Lau Rừng Xanh Pha Máu
  • Rừng Lạng Sơn
  • Thiếu Sinh Quân
  • Quân Y Ca
  • Dân Quân Du Kích
  • Một Viên Đạn Là Một Quân Thù
  • Đoàn Quân Văn Hóa
  • Đường Ra Biên Ải
  • Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà


Kháng Chiến Ca
(Dân Ca) : 

  • Chinh Phụ Ca
  • Nhớ Người Thương Binh
  • Mùa Đông Chiến Sĩ
  • Dặn Dò
  • Ru Con
  • Nhớ Người Ra Đi
  • Người Lính Bên Tê
  • Nương Chiều
  • Về Miền Trung
  • Quê Nghèo
  • Gánh Lúa
  • Tiếng Hát Trên Sông Lô
  • Bà Mẹ Gio Linh
  • Người Về
  • Ngày Trở Về...

b. Thời Phân Chia Đất Nước


Tình Ca Quê Hương - Tình Tự Dân Tộc :

  • Tình Ca
  • Tình Hoài Hương
  • Thuyền Viễn Xứ
  • Bà Mẹ Quê
  • Em Bé Quê
  • Vợ Chồng Quê
  • Nụ Tầm Xuân
  • Tình Nghèo
  • Đố Ai
  • Hò Lơ


Đoản Ca Xã Hội :

  • Tiếng Bước Trên Đường Khuya
  • Phố Buồn…


Trường Ca Con Đường Cái Quan :

  • Anh Đi Trên Đường Cái Quan
  • Tôi Đi Từ Ải Nam Quan
  • Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa
  • Người Về Miền Xuôi
  • Này Người ơi
  • Tôi Đi Từ Lúc Trăng Tơ
  • Ai Đi Trong Gió Trong Sương
  • Ai Vô Xứ Huế Thì Vô
  • Ai Đi Trên Dặm Đường Trường
  • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi
  • Gió Đưa Cành Trúc La Đà
  • Tôi Xa Quê Nghèo Ruộng Nghèo
  • Anh Đi Đường Vắng Đường Xa
  • Nhờ Gió Đưa Về
  • Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng
  • Đèn Cao Châu Đốc Gió Độc Gò Công
  • Cửu Long Giang và Về Miền Nam
  • Giã Ơn Cái Cối Cái Chầy
  • Về Miền Nam, Đường Đi Đã Tới.


Trường Ca Mẹ Việt Nam :

  • Mẹ Ta
  • Mẹ Xinh Đẹp
  • Mẹ Chờ Mong
  • Lúa Mẹ
  • Mẹ Đón Cha Về
  • Mẹ Hỏi
  • Mẹ Bỏ Cuộc Chơi
  • Mẹ Trong Lòng Người Đi
  • Mẹ Trả Lời
  • Mẹ Hoá Đá
  • Muốn Về Quê Mẹ
  • Sông Còn Mải Mê
  • Sông Vùi Chôn Mẹ
  • Sông Không Đường Về
  • Những Dòng Sông Chia Rẽ
  • Mẹ Trùng Dương
  • Biển Đông Sóng Gợn
  • Thênh Thang Thuyền Về
  • Chớp Bể Mưa Nguồn
  • Phù Sa Lớp Lớp Mây Trời Cuộn Bay
  • Mẹ Việt Nam Ơi
  • Việt Nam Việt Nam.


Chương Khúc


Tâm Ca :

  • Tôi Ước Mơ,
  • Tiếng Hát To,
  • Ngồi Gần Nhau,
  • Giọt Mưa Trên Lá,
  • Để Lại Cho Em,
  • Một Cành Củi Khô,
  • Kẻ Thù Ta,
  • Ru Người Hấp Hối,
  • Tôi Bảo Tôi Mãi Mà Tôi Không Nghe,
  • Hát Với Tôi…


Tâm Phẫn Ca

  • Tôi Không Phải Là Gỗ Đá,
  • Nhân Danh,
  • Bi Hài Kịch,
  • Người Lính Trẻ,
  • Chuyện Hai Người Lính,
  • Đi Vào Quê Hương,
  • Bà Mẹ Phù Sa...


Bình Ca :

  • Bình Ca Một
  • Sống Sót Trở Về
  • Dường Như Là Hoà Bình
  • Xin Tình Yêu Giáng Sinh
  • Xuân Hiền
  • Ru Mẹ
  • Lời Chào Bình Yên
  • Giã Từ Ác Mộng
  • Chúa Hoà Bình
  • Ngày Sẽ Tới…


Bé Ca :

  • Ông Trăng Xuống Chơi
  • Chú Bé Bắt Được Con Công
  • Thằng Bợm
  • Bé Bắt Dế  
  • Đốt Lá Trên Sân -
  • Đưa Bé Đến Trường
  • Bé, Ngôi Nhà Xanh, Đồi Cỏ
  • Dã Ca Ngày Mùa...


Nữ Ca :

  • Tuổi Mộng Mơ
  • Tuổi Ngọc
  • Tuổi Hồng
  • Tuổi Thần Tiên
  • Tuổi Sợ Ma
  • Tuổi Xuân
  • Tuổi Vu Vơ
  • Tuổi Bâng Khuâng
  • Tuổi Biết Buồn
  • Ngày Em Hai Mươi Tuổi…


Mười bài Vỉa Hè Ca, Tục Ca : Sức Mấy Mà Buồn - Nghèo Mà Không Ham v.v…

c. Thời Hải Ngoại

Tị Nạn Ca :

  • Nguyên Vẹn Hình Hài
  • Hát Trên Đường Tạm Dung
  • Hát Cho Người Vượt Biển
  • Ta Là Gió Muôn Phương
  • Người Con Gái Việt Rời Xa Tổ Quốc
  • Thư Em Đến (theo thơ Cao Tần)
  • Nhiệm Mầu Thay Phép Lạ Hoá Công
  • Những Mùa Đông Dĩ Vãng (theo thơ Hà Huyền Chi)
  • Tiếng Thời Xưa
  • Dấu Chân Trên Tuyết
  • Nếu Anh Về
  • Bên Bờ Sông Seine Ta Ngồi Ta Khóc
  • Chỉ Còn Nhau
  • Con Dế Hát Rong
  • Nghìn Năm Vẫn Không Quên
  • Mai Mốt Ông Về (theo thơ Cao Tần)
  • Tình Thu
  • Thương Nhớ Saigon
  • Giải Thoát Cho Em
  • Xin Em Giữ Dùm Anh
  • Như Là Lòng Tôi
  • Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà


Hoàng Cầm Ca :

  • Tình Cầm
  • Qua Vuờn Ổi
  • Lá Diêu Bông
  • Cỗ Bài Tam  Cúc
  • Đạp Lùi Tinh Tú
  • Trăm Năm Như Một Chiều


Tổi Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, Hồi Xứ :

  • Bầy Chim Buồn Bã
  • Chim Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài
  • Con Chích Choè Và Con Chào Mào
  • Chim Bay Từ Đồng Lúa Phương Nam
  • Một Đôi Phượng Quý
  • Trên Cành Vàng Con Hoàng Khuyên
  • Bầy Chim Biệt Xứ
  • Én Bay Thấp Én Bay Cao
  • Bầy Chim Một Nhà
  • Lên Rừng Già Ba Mươi Sáu Thứ Chim
  • Bầy Chim Một Tổ
  • Bầy Chim Huyền Sử
  • Chim Quyên Về Đậu Ở Thôn Đoài


d. Ngày Trở Về

Hương Ca:

  • Trăm năm bến cũ
  • Vô thường
  • Tắm sông trăng
  • Ngày xưa một chuyện tình buồn
  • Ngựa biển
  • Hương rừng
  • Mơ dạo xuân Hà Nội
  • Chiếc kẹp tóc thơm tho
  • Lời mẹ dặn
  • Tây tiến.


II. NHẠC TÌNH

Tình Ca Ấp Úng :

  • Cô Hái Mơ (theo thơ Nguyễn Bính)
  • Cây Đàn Bỏ Quên
  • Khối Tình Trương Chi.


Tình Ca Học Trò :

  • Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài
  • Ngày Xưa Hoàng Thị (theo thơ Phạm Thiên Thư)
  • Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
  • Con Đường Tình Ta Đi
  • Trả Lại Em Yêu.


Tình Ca Giang Hồ :

  • Tình Kỹ Nữ
  • Tiếng Đàn Tôi
  • Bên Cầu Biên Giới.


Tình Ca Đôi Lứa :

  • Đêm Xuân
  • Thương Tình Ca
  • Tìm Nhau
  • Cho Nhau
  • Kiếp Nào Có Yêu Nhau (theo thơ Hoài Trinh)
  • Ngày Đó Chúng Mình
  • Đừng Xa Nhau
  • Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời
  • Mưa Rơi
  • Phượng Yêu
  • Đường Em Đi.


Tình Ca Một Mình :

  • Còn Gì Nữa Đâu
  • Nghìn Trùng Xa Cách
  • Nha Trang Ngày Về
  • Giết Người Trong Mộng
  • Mùa Thu Chết (theo thơ Apollinaire)
  • Thu Ca Điệu Ru Đơn (theo thơ Verlaine).


Tình Ca Quê Mùa :

  • Nụ Tầm Xuân
  • Thương Ai Nhớ Ai
  • Đố Ai
  • Bài Ca Sao
  • Bài Ca Trăng


Tình Ca Tuổi Trẻ (theo một số bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên) :

  • Thà Là Giọt Mưa
  • Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ
  • Em Hiền Như Ma Soeur
  • Anh Vái Trời
  • Hãy Yêu Chàng
  • Hai Năm Tình Lận Đận.


Tình Ca Mầu Thiền (theo một số bài thơ của Phạm Thiên Thư) :

  • Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
  • Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu
  • Em Lễ Chùa Này
  • Huyền Thoại Trên Một Vùng Biển


Tình Ca Lỡ Làng :

  • Tình Hờ
  • Yêu Tinh Tình Nữ
  • Ta Yêu Em Lầm Lỡ (theo thơ Đào Văn Trương)
  • Những Cuộc Tình Tan Vỡ
  • Chỉ Chừng Đó Thôi
  • Yêu Là Chết Ở Trong Lòng
  • Nỗi Buồn Có Tên
  • Anh Yêu Em Vào Cõi Chết (theo thơ Nguyễn Long)


Tình Thi Nhân

     * (theo một số bài thơ của các thi nhân tiền chiến) :

  • Ngậm Ngùi (Huy Cận)
  • Mộ Khúc (Xuân Diệu)
  • Tiếng Sáo Thiên Thai (Thế Lữ)
  • Vần Thơ Sầu Rụng (Lưu Trọng Lư)
  • Thú Đau Thương (Lưu Trọng Lư)
  • Hoa Rụng Ven Sông (Lưu Trọng Lư)
  • Tiếng Thu (Lưu Trọng Lư)
  • Tỳ Bà (Bích Khê)

* (theo một số bài thơ của các thi nhân đương thời) :

  • Tâm Sự Gửi Về Đâu (Lê Minh Ngọc)
  • Mùa Xuân Yêu Em (Đỗ Qúy Toàn)
  • Đừng Bỏ Em Một Mình (Hoài Trinh)
  • Con Qùy Lạy Chúa Trên Trời (theo thơ Nhất Tuấn)
  • Ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em (Nguyễn Tiến Cung)
  • Còn Chút Gì Để Nhớ (Vũ Hữu Định)
  • Nụ Hôn Đầu (Trần Dạ Từ).


Truyện Tình :

  • Cành Hoa Trắng
  • Hẹn Hò
  • Quán Bên Đường (theo thơ Trang Tuyết Sĩ)
  • Chuyện Tình Buồn (theo thơ Phạm Văn Bình)


Nhục Tình Ca :

  • Tình Tự Ca
  • Nhục Tình Ca
  • Đêm Hôm Đó
  • Người Tình Trong Cánh Tay
  • Tình Vẫn Rong Chơi


III. NHẠC TÂM LINH


Ca Hát Bốn Mùa :

  • Xuân Thì
  • Xuân Nồng
  • Du Ca Mùa Xuân
  • Trên Đồi Xuân
  • Xuân Hiền
  • Xuân Ca
  • Cỏ Hồng
  • Gió Thoảng Đêm Hè
  • Ngày Tháng Hạ
  • Hạ Hồng
  • Thu Ca Điệu Ru Đơn
  • Tiếng Thu
  • Tình Thu
  • Mùa Thu Paris
  • Tình Ca Mùa Thu
  • Kiếp Sau
  • Về Đây
  • Chiều Đông
  • Tiễn Em
  • Bên Ni Bên Nớ


Ca Khúc Siêu Nhiên :

  • Chiều Về Trên Sông
  • Dạ Lại Hương
  • Viễn Du
  • Lữ Hành
  • Xuân Hành
  • Tìm Nhau
  • Nước Mắt Rơi
  • Một Bàn Tay
  • Mộng Du
  • Những Bàn Chân
  • Đường Chiều Lá Rụng
  • Dạ Hành
  • Một Ngày Một Đời
  • Tạ Ơn Đời…


Muời Bài Đạo Ca (theo thơ Phạm Thiên Thư) :

  • Pháp Thân
  • Đại Nguyện
  • Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng
  • Quán Thế Âm
  • Môt Cành Mai
  • Lời Ru Bú Mớm Nâng Niu
  • Qua Suối Mây Hồng
  • Giọt Chuông Cam Lộ
  • Chắp Tay Hoa
  • Tâm Xuân.    


Muời Bài Thiền Ca :

  • Thinh Không
  • Võng
  • Thế  Thôi
  • Không Tên
  • Xuân
  • Chiều
  • Người Tình
  • Răn
  • Thiên Đường Địa Ngục
  • Nhân Quả


Muời Bài Rong Ca :

  • Người Tình Già Trên Đầu Non
  • Hẹn Em Năm 2000
  • Mẹ Năm 2000
  • Mộ Phần Thế Kỷ
  • Ngụ Ngôn Mùa Xuân
  • Nắng Chiều Rực Rỡ
  • Bài Hát Nghìn Thu
  • Trăng Già
  • Ngựa Hồng
  • Rong Khúc.


Trường Ca Hàn Mặc Tử :

  • Tình Quê
  • Đây Thôn Vỹ Dạ
  • Dalat Trăng Mờ
  • Trăng Sao Rớt Rụng
  • Trút Linh Hồn
  • Lạy Bà Là Đấng Tinh Truyền Thánh Vẹn
  • Ôi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel
  • Phượng Trì Ôi Phượng Trì.

Dị khúc Bích Khê

  • Bích Khê Nghê thường
  • Tranh lõa thể
  • Tôi chết rồi
  • Sầu lãng tử
  • Hoàng hoa
  • Thi vị
  • Một cõi trời
  • Mơ tiên
  • Huế đa tình


Tiểu Nhạc Cảnh

  • Chức Nữ Về Trời
  • Tấm Cám
  • Thằng Bờm
  • Người Đẹp Trong Tranh
  • Thị Mầu Lên Chùa
  • Trên Đồi Xuân
  • Chum Vàng
  • Mài Dao Dạy Vợ
  • Chuyện Tình Sơn Nữ


Đại Nhạc Cảnh
MINH HỌA TRUYỆN KIỀU

Phần Một - Kiều Gặp Đạm Tiên:

  • Rằng Năm GiaTĩnh Triều Minh
  • Ngày Xuân Con Én Đưa Thoi
  • Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba
  • Ngổn Ngang Gò Đống Kéo Lên
  • Sè Sè Nấm Đất Bên Đường
  • Đau Đớn Thay Phận Đàn Bà
  • Một Vùng Cỏ Áy Ác Tà
  • Dễ Hay Tình Lại Gặp Tình
  • Gốc Cây Lại Vạch Một Bài Cổ Thi
  • Dùng Dằng Nửa Ở Nửa Về
  • Chàng Vương Quen Mặt Ra Chào
  • Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E


Phần Hai - Kiều Gặp Kim Trọng:

  • Người Đâu Gặp Gỡ Làm Chi
  • Lơ Thơ Tơ Liễu
  • Một Buổi Êm Trời
  • Biết Đâu Hợp Phố
  • Đá Biết Tuổi Vàng
  • Hán Sở Tranh Hùng
  • Tư Mã Phượng Cầu
  • Kê Khang Và Khúc Quảng Lăng
  • Chiêu Quân
  • Càng Tỏ Hương Nồng
  • Trăng Thề Còn Đó


Phần Ba - cuộc đời điêu đứng của Kiều:

  • Bán Mình Chuộc Tội
  • Tấm Lòng Kiều
  • Đã Bén Tay Phàm
  • Lâm Truy
  • Tú Bà Ngồi Kia
  • Trước Lầu Ngưng Bích
  • Hỏi Ra Mới Biết Là chàng Sở Khanh
  • Tú Bà Thẳng Tốc Đến Nơi
  • Nghề Chơi Cũng Lắm Công Phu


Phần Bốn: Kiều Gặp Thúc Sinh

  •  Thúc Sinh Quen Thói Bốc Trời
  • Vốn Dòng Họ Hoạn Danh Gia
  • Ầm Ầm Một Lũ Ác Nhân
  • Nỉ Non Thánh Thót Lòng Người
  • Bốn Dây Như Khóc Như Than
  • Quan Âm Các
  • Họ Từ Tên Hải Vốn Người Việt Đông
  • Tiếng Chiêng Dậy Đất Bóng Tinh Rợp Đường
  • Báo Ân Báo Oán
  • Khí Thiêng Khi Đã Về Thần
  • Nghĩ Mình Phương Diện Quốc Gia
  • Sông Tiền Đường
  • Vội Sang Vườn Thúy Dò La
  • Giác Duyên Đâu Bỗng Đến Nơi
  • Rõ Ràng Mở Mắt Còn Ngờ Chiêm Bao
  • Cuốn Dây Từ Đấy Về Sau Xin Chừa

Đoạn Kết (Epilogue): Chữ Tài Chữ Mệnh

 

- Hết -

 

 

 

 

 

 

Ánh Tuyết: 'Tục ca Phạm Duy đi ra từ văn hóa dân gian'

 Trong gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy, mảng Tục ca dường như ít được phổ biến hơn cả dù những gì ông đề cập đến trong mảng này đều gắn liền với hiện thực xã hội một thời.

Theo nữ danh ca, Phạm Duy viết nhạc muôn màu muôn vẻ, lối nào ông cũng đi đến nơi. Trong mảng Tục ca, ông đi đến tận cùng cái hỉ nộ ái ố và đến tận đáy nỗi sâu cay của sự đời. Ông đã khéo léo dùng âm nhạc làm phương tiện phản ánh quá thật thực trạng của đời sống, của xã hội bằng phong cách trào lộng, lối châm biếm riêng có. Ai hiểu thì mới cảm thấu, còn không sẽ khó lòng chấp nhận. Ông viết từ rất lâu nhưng vì ông lột tả quá trần trụi nên người ta khó chấp nhận, chứ đời thật con người ta ăn nói và làm tục hơn thế.

Read more ...

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Hai

Phạm Duy

Minh Họa Kiều 2
(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền (Hà Nội).

*

Tôi đã khởi sự soạn ngay PHẦN HAI của Minh Họa Kiều trong khi đi lưu diễn tại Âu Châu vào tháng 7, 1997 (Tôi còn nhớ những đoạn đầu được soạn tại nhà anh Đoàn Xuân Kiên ở London). Với sự phân đoạn đã phác họa xong xuôi, phần này có thể được kết thúc ngay nhưng vì Duy Cường phải theo vợ về làm việc tại Việt Nam cho nên tôi đành phải đợi tới năm 2000 mới hoàn thành nó. Vả lại, tôi cũng không thấy cần phải tung ra PHẦN HAI ngay, hãy để cho PHẦN MỘT tung hoành một thời gian đã.

PHẦN HAI đã dần dà được soạn xong vào đầu năm 2001, đã được Duy Cường hoà âm, phối khí, thu thanh... và được ra mắt người yêu nhạc vào ngày Chủ Nhật 9 December 2001 tại Phòng Sinh Hoạt của toà soạn báo NGƯỜI VIỆT do nhà báo Đỗ Ngọc Yến chủ tọa.

Read more ...

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

Phạm Duy


(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan (Hà Nội), Ái Vân (San Jose)

*

Giáo Đầu - Prologue

Đoạn này giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật. Có tiếng ngâm Kiều theo lối xưa dẫn vào nhạc thời nay, nhạc tráng lệ tạo không khí thời Trung Cổ... Có pha âm sắc của nhạc Trung Quốc bởi vì đây là thời Gia Tĩnh Triều Minh :

Read more ...

Phạm Duy: Tác phẩm quan trọng nhất của đời tôi…

Bình Minh
3.1.2009

Đầu năm 2009, tuy tác phẩm Minh họa Truyện Kiều chưa hoàn thành, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy sẽ có buổi nói chuyện về tác phẩm này vào lúc 14h30 ngày 2/1/2009 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (buổi nói chuyện do Tạp chí Xưa & hay và Hiệp hội UNESCO Hà Nội tổ chức). Trước khi lên đường ra Hà Nội, nhạc sĩ Phạm Duy đã trò chuyện cùng TT&VH.

Phạm Duy nói chuyện "Kieu6` ca"

* Ông có thể cho biết, từ đâu mà ông có buổi nói chuyện về tác phẩm "Kiều ca" vào ngày 2/1/2009 tại Hà Nội?


- Năm ngoái, anh Dương Trung Quốc đi cùng một số người nữa đến thăm nhà tôi tại TP.HCM. Trong cuộc nói chuyện, tôi có mời mọi người nghe một số bản Kiều mà tôi đã viết và thu âm. Các anh ngỏ ý muốn mời tôi nói chuyện tại Hà Nội trong dịp kỷ niệm 244 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du và kỷ niệm 15 năm tạp chí Xưa và nay. Những thủ tục cần thiết, phía anh Dương Trung Quốc lo. Đây không phải là buổi giới thiệu tác phẩm mà chỉ là trò chuyện về những gì tôi viết về tác phẩm âm nhạc Minh họa Truyện Kiều và nó cũng chỉ là một trong những nội dung của buổi lễ kỷ niệm nói trên.

Read more ...

Dị Khúc của Phạm Duy và Bích Khê

Nguyễn Khắc Ngân Vi
20.6.2012

Sinh thời, Phạm Duy chưa từng gặp Bích Khê. Vậy mà, nhạc sĩ tài hoa này cứ khăng khăng xem thi sĩ bạc mệnh ấy là tâm giao. Thế mới thấy, tri kỷ đôi khi không hẳn cần đến một tiếng đàn.


Ảnh: Đình Dzũ

Chào nhạc sĩ Phạm Duy. Dị khúc Bích Khê - tên mà ông đặt cho CD mới nhất của mình có ý nghĩa gì ạ?

- Tôi chọn ra 10 bài thơ của thi sĩ Bích Khê để phổ thành nhạc và đặt tên là Dị khúc Bích Khê. "Dị" ở đây vừa mang nghĩa bình dị, vừa là quái dị. Có rất nhiều bài thơ của Bích Khê làm người ta tưởng có gì đó quái dị, nhưng thật ra nó rất bình dị và ngược lại. Bích Khê làm thơ theo lối gán ghép, tượng trưng nên phải tinh tế lắm mới hiểu được ý thơ của ông ấy. Thơ Bích Khê nói nhiều đến tính dục. Hơn bảy chục năm trước mà dám nói về những điều bị coi là cấm kỵ như thế, Bích Khê không "dị" chứ là gì nữa?

Read more ...

Phổ Thơ Lưu Trọng Lư

Phạm Duy

Tôi yêu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư từ hồi nào không biết, nhưng tôi chọn một bài thơ tiêu biểu nhất của anh là TIẾNG THU để phổ thành ca khúc ngay từ năm 1945, bài này coi như là một bài hát đầu tay, vì nó mới chỉ là bài ca thứ 5 trong đời tôi.

Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ...

Ngay sau đó, tôi bỏ qua một bên "nhạc lãng mạn" để đi kháng chiến tại vùng nông thôn, đẻ ra một số bài ca "hiện thực xã hội", và chỉ khi tôi trở về thành phố thì tôi mới có cơ hội soạn lại "nhạc tình tứ". Hành nghề tại phòng trà, tôi cần có bài hát để mời khán giả hát theo, tôi bèn phổ bài thơ VẦN THƠ SẦU RỤNG, bài này có những đoạn hát : "quay đều, quay đều, quay đều" hát sau câu "năm năm tiếng lụa se đều, trong cây gió lạnh đưa vèo"... gợi được cử chỉ của một cô gái quay tơ, làm tăng tính chất lãng mạn của thơ Lưu Trọng Lư :

Vầng trăng từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ...

Read more ...

Hương Ca, xuân mới của Phạm Duy

Lê Hữu
13.11.2007

"Xuân hồng, có chàng tới hỏi,
'Em thơ, chị đẹp em đâu?...'"

Sau cùng thì "Tình Sầu", bài thơ cũ với những câu thơ thật là đẹp của Huyền Kiêu, bài thơ sau bao năm tưởng bị lãng quên, đã được chiếc đũa thần của nhà phù thủy âm thanh chạm tới và đã bước ra khỏi những trang thơ tiền chiến để hóa thành một trong những bài "hương ca" mới nhất của Phạm Duy.

Bài thơ "bị lãng quên" ấy, cùng với những bài thơ khác là hương là hoa của đất nước, những bài thơ của các thi sĩ già, trẻ thuộc những thế hệ khác nhau, cũng đã được nhạc sĩ Phạm Duy chắp cho những đôi cánh nhạc, và khoác cho tên gọi là "Những Bài Hương Ca".

Hương ca và tình ca quê hương

Sao gọi là "hương ca"? "Hương ca" hiểu theo nghĩa nào? "Hương ca" là dòng nhạc tiếp nối của những bài tình ca quê hương trước năm 75? "Hương ca" bây giờ và những bài tình ca quê hương ngày trước khác nhau ra sao?

Read more ...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên