PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phạm Duy - Tiểu Sử Tự Viết - I) TRƯỚC KHI THÀNH NGHỆ SĨ

Chỉ mục bài viết


I) TRƯỚC KHI THÀNH NGHỆ SĨ

Từ lúc còn nhỏ, nhờ gia đình yêu chuông văn nghệ, tôi được làm quen với nhạc dân tộc :
  • Mỗi khi có một gánh hát chèo nào tới Hưng Yên thì Mẹ mời đào kép tới nhà chơi nên tôi được học hát các làn điệu chèo và đánh trống chèo. Mẹ có người em nuôi là cậu Xuân biết hát bộ, thỉnh thoảng kéo buồm từ Nghệ An ra Hà Nội bán nước mắm nên tôi biết các điệu hát tuồng.
  • Tôi biết ca Huế vì Mẹ mời một bà người Huế là bà Ấm Chung đến dạy đàn tranh cho hai người chị của tôi.
  • Khi đi làm ruộng tại Nhã Nam, Yên Thế thì tôi học được lối hát quan họ.
  • Khi tôi đi theo gánh hát lưu động (gánh ĐỨC HUY) thì biết thêm hát cải lương Nam Bộ...

Tới khi người anh lớn đi du học 7 năm bên Pháp đã tốt nghiệp rồi trở về nhà thì tôi được nghe nhiều dĩa nhạc, dĩa hát Tây Phương và được đọc nhiều sách tiếng Pháp và học hỏi ít nhiều về ngữ nhạc Âu Tây.

Khi Tân Nhạc Việt Nam vừa ra đời (khoảng 1940-42) thì tôi đã có sáng tác : Cô Hái Mơ phổ thơ Nguyễn Bính, Gươm Tráng Sĩ, Phương Trời Xa... Những bài này có xu hướng rõ rệt về hai thể loại ca khúcnhạc tìnhnhạc hùng, tuy tôi chưa có một định hướng nào về âm nhạc cả.

Khi tôi đi theo gánh hát rong suốt dọc đường cái quan, từ miền Bắc qua miền Trung tới miền Nam, tôi trở thành người ca sĩ chuyên nghiệp đầu tiên, phổ biến trong dân chúng những bài :
  • dân ca phục hồi như Ngồi Tựa Sông Đào và...
  • tân nhạc như Buồn Tàn Thu của Văn Cao, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Bản Đàn Xuân của Lê Thương v.v...