PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

38. Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc


Tranh Nguyên Khai

Vào năm 1970, nhà xuất bản BORDAS, Paris-Montreal cho ra đời một cuốn sách nhan đề LA LITTÉRATURE EN FRANCE DEPUIS 1945. Các tác giả là Jacques Bersani, Michel Autrand, Jacques Lecarme, Bruno Versier... đã cho rằng từ năm đó trở đi, Văn Học Pháp Quốc không phải chỉ là thơ, tiểu thuyếtkịch bản mà thôi. Vào thời đại này, trong văn học phải kể thêm truyện trinh thám, truyện bằng tranhca khúc.

Xem tiếp...

39. Nhạc Cảnh

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Nhạc Cảnh



Vào năm 1963, khi những hãng phim muốn có những nhạc cảnh để cho vào những cuốn phim của họ thì họ tìm đến tôi. Cho tới lúc này, tôi đã liên tục soạn nhạc cho phòng trà, nhạc cho sinh viên, nhạc cho người tình, nhạc cho người lính v.v... với những thể tài như đoản ca, trường ca, chương khúc... được coi như khá thành công (vì bán rất chạy). Nay có hãng phim mướn tôi soạn nhạc cảnh thì tôi cũng thử đi vào một giai đoạn mới là giai đoạn soạn nhạc cho sân khấu tức là soạn nhạc cảnh xem sao ?

Xem tiếp...

40. Truyện Kiều Và Tôi

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Truyện Kiều Và Tôi



Vài Lời Về Nhạc Phẩm Cuối Đời

Chẳng còn bao lâu là tới năm 2000. Tôi sẽ bước vào tuổi 80 và bước tới thế kỷ mới... Lúc đó, để ăn mừng tuổi thọ và ăn mừng một thiên niên mới cũng như để kết thúc cuộc đời ca nhân khá lâu và khá dài của mình, tôi sẽ hoàn tất một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca tôi đã chọn từ khi mới nhập cuộc đàn ca. Nhạc phẩm đó là Minh Họa Truyện Kiều mà tôi đang từ từ biên soạn. Tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm tác phẩm cuối đời vì thi phẩm này tiêu biểu cho tâm thức Việt Namtrong khi tôi đã giã từ loại nhạc thế tục để đi vào loại nhạc tâm linh. Tôi còn muốn trung thành với lý tưởng điều hợp xã hội bằng âm nhạc cho nên tôi muốn dùng lời thơ vĩ đại của Tố Như và nét nhạc nhỏ nhoi của tôi để làm nơi tự tình cho những ai đã chót lìa nhau, đã chót xa nhau hơn nửa thế kỷ.

Xem tiếp...

41. Minh Họa Truyện Kiều Phần Một

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Minh Họa Truyện Kiều Phần Một


Buổi Ra Mắt Minh Họa Kiều



Trong số bạn bè thân thiết tới nghe MINH HỌA KIỀU, có Thái Thanh, Thanh Tuệ, Doãn Quốc Sỹ, Lý Đại Nguyên, Đoàn Thanh Liêm v.v... Sau buổi ra mắt đó, tôi lên đường lưu diễn với Minh Họa Truyện Kiều. 

Xem tiếp...

42. Minh Họa Truyện Kiều Phần Hai

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Minh Họa Truyện Kiều Phần Hai
(Theo thơ Nguyễn Du)



Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền (Hà Nội).

*

Tôi đã khởi sự soạn ngay PHẦN HAI của Minh Họa Kiều trong khi đi lưu diễn tại Âu Châu vào tháng 7, 1997 (Tôi còn nhớ những đoạn đầu được soạn tại nhà anh Đoàn Xuân Kiên ở London). Với sự phân đoạn đã phác họa xong xuôi, phần này có thể được kết thúc ngay nhưng vì Duy Cường phải theo vợ về làm việc tại Việt Nam cho nên tôi đành phải đợi tới năm 2000 mới hoàn thành nó. Vả lại, tôi cũng không thấy cần phải tung ra PHẦN HAI ngay, hãy để cho PHẦN MỘT tung hoành một thời gian đã.

Xem tiếp...

Mở Đầu

Những Trang Hồi Âm - Mở Đầu


Sài Gòn 2009

Giáo Sư Eric Henry ở University of North Carolina, giới thiệu tôi, trong toàn tập HỒI KÝ mà ông đang dịch gần xong, đã nhận xét về tính tình của tôi ngày còn bé... Đại khái, giáo sư nói tới những ngày mới vào đời, tôi đã là cậu bé thích diễn xuất và thích coi người khác biểu diễn (thích coi xiếc, coi hát chẳng hạn...) đến đỗi có lần bỏ nhà đi theo một anh làm trò ảo thuật... Thích kỹ thuật, với hộp đồ chơi của Pháp là hộp Meccano, mầy mò lắp tầu bay tầu bò nho nhỏ, lắp máy nghe radio... Sau đó, lớn lên, lại được đi học trường Bách Nghệ, rồi làm nghề nông, nghề điện... Sự ham mê tìm hiểu đó đã giúp tôi, khi bước vào nghề soạn nhạc, dù tài liệu lúc đó không nhiều, nhưng tôi đã ra công sưu tầm và nghiên cứu rất kỹ càng về dân ca, dân nhạc Việt Nam. Rồi tới những năm 80, tôi lại có may mắn bước vào địa hạt vi tính để rồi sẽ là người sản xuất những audio-CD đầu tiên của VN, kể cả CD Rom là những cuốn sách điện tử có văn bản, âm nhạc và hình ảnh...

Xem tiếp...

Đi Tìm Giai Điệu

Những Trang Hồi Âm - Đi Tìm Giai Điệu


1942 Thời soạn Cô Hái Mơ

Căn bản của âm nhạc là giai điệu. Khi mới khởi sự viết nhạc, tôi chưa có một hướng đi nào trong sáng tác. Nét nhạc (melody) hay nhac đề (motif) của tôi chỉ giản dị là sự tùy hứng phổ nhạc những câu thơ mới (Cô Hái Mơ) hoặc câu thơ tự do hay lục bát (Gươm Tráng Sĩ, Cây Đàn Bỏ Quên)... Vì phải theo prosody của thơ nên tiết điệu cũng đơn sơ, dù đã có chia đoạn khác nhau trong cơ cấu.

Cô Hái Mơ
image004

Xem tiếp...

Con Đường Cái Quan

Những Trang Hồi Âm - Con Đường Cái Quan


1960

Trước khi đi học về Sự Thành Hình Và Biến Hình của Ngũ Cung (La Formation et les Tranformations du pentatonique) ở Pháp, tôi đã vô tình sáng tác những bài hát (từ Nhớ Người Thương Binh tới Về Miền Trung) với gần như tất cả những nguyên lý mà các giảng sư đã hệ thống hóa hộ tôi.

Xem tiếp...

Mẹ Việt Nam

Những Trang Hồi Âm - Mẹ Việt Nam

image001

Rất vững lòng sau khi soạn xong CON ĐƯỜNG CÁI QUAN vốn đã là sự phát triển về cả hai phần hồn, phần xác :

  • về nội dung thì vẫn là tình ca quê hương nghĩa là “khóc hay cười theo mệnh nước ca” nhưng rộng rãi, sâu đậmhơn những bài xưng tụng caTình Hoài Hương, Tình Ca, vì có lịch sử tính, có địa lý tính, có nhiều cảm tính khác nhau (êm đềm, giận dữ, phê phán, tha thứ v.v...) không chỉ ca ngợi một chiềumà thôi...

     

  • về hình thức thì đó là một sự phát triển về nhiều mặt : giai điệu, tiết điệu, hợp âm (chords), cấu phong (composition).

Xem tiếp...

Tâm Ca

Những Trang Hồi Âm - Tâm Ca

image002

... Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Đội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghikhinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.

Xem tiếp...