PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 5

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Em có hay chăng anh về
Chiều nay thời gian đứng im để nghe...
NGƯỜI VỀ

Lần đầu viễn du...

Từ Saigon qua Marseille, tầu LA MARSEILLAISE, tầu biển đẹp nhất, lớn nhất của nước Pháp phải trôi từ biển Đông êm đềm qua Ấn Độ Dương luôn luôn nổi sóng, ghé lại những bến bờ mang những cái tên đã từng nằm sâu trong nhiều giấc mơ hồng của tôi như Singapour, Calcutta, Djibouti... Tầu còn phải đi qua Kênh Suez ở Ai Cập để vào Địa Trung Hải nắng chói, từ đó êm trôi ven biển lục địa Âu Châu tới bến Marseille. Hải trình dài trên 20 ngày, những ngày thần tiên của tôi so với những năm tháng vừa qua sống trong bầu không khí hừng hực lửa đạn và ô nhiễm chính trị.

Xem tiếp...

Chương 4

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Người đi, đi không thôi
Ngày thế giới lên nguồn vui...
LỮ HÀNH

Những ngày ở Huế, 1954

Vào thời điểm này, Bảo Đại đã được Pháp thừa nhận là Quốc Trưởng của một nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Nhưng vì những chánh phủ đều do những người nổi danh là thân Pháp như Trần Văn Hữu hay Nguyễn Văn Tâm cầm quyền và Việt Nam vẫn phải gia nhập Liên-Hiệp-Pháp với tư cách một quốc gia liên kết thì sự độc lập và thống nhất đó không thuyết phục được ai cả.

Xem tiếp...

Chương 3

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa, dân trong làng
Trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê...
TÌNH HOÀI HƯƠNG

33 tuổi - Bià bài hát TÌNH CA

Gần hai năm đã trôi qua, kể từ ngày tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ tại Saigon, rồi đi hát chỗ gần chỗ xa, rồi còn được mời vào nằm chơi trong khám Catinat suốt bốn tháng... tôi không có thì giờ hay cảm hứng để sáng tác, ngoài việc phổ nhạc bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ thành một bài tango, bài này được soạn ra để đáp ứng nhu cầu hát đôi (duo) của hai chị em Thái Thanh Thái Hằng.

Xem tiếp...

Chương 2

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Lặng yên ta nói Cuội nghe
Ở trên cung vắng làm chi?...
THẰNG CUỘI -- Lê Thương


1953 - Vợ chồng son, tại Hà Nội thân yêu

Vào những năm đầu thập niên 50, khi gia đình tôi kéo nhau vào Saigon, chúng tôi là một trong những nghệ sĩ Tân Nhạc đầu tiên hoàn toàn sống bằng nghề hát. Trước đây, chỉ có những cậu sinh viên, cô nữ sinh hát nhạc cải cách tài tử, hát chơi cho vui, không nhận tiền thù lao gì cả. Bây giờ, tối thiểu đã có một gia đình sống khá giả bằng nghề âm nhạc. Câu châm ngôn của Pháp la musique ne nourrit pas son homme được cải chính : âm nhạc nuôi được kẻ làm nhạc, chơi nhạc rồi. Xã hội không còn khinh những kẻ xướng ca vô loài nữa.

Xem tiếp...

Chương 1

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi...
CÀNH HOA TRẮNG

Một buổi sáng tháng 6, 1951. Trên chuyến máy bay cất cánh từ Gia Lâm, lời chào tạm biệt Hà Nội chưa kịp tan trong lòng mọi người, gia đình họ Phạm đã tới Saigon vào một trưa hè sáng sủa và mát mẻ. Chúng tôi xuống sân bay Tân Sơn Nhất với một lời chào khác : Saigon, Chào Em !


Saigon, năm 1951, chưa có hình vị lãnh tụ nào treo trên Toà Đô Chính cả !

Trong chiếc xe ca chạy bon bon trên đường nhựa rộng rãi, dưới bóng rợp của hàng cây cao lớn, anh em trong gia đình nhà vợ xưa nay chưa biết mùi vị của những đô thị lớn, bây giờ nhìn Saigon như nhìn một thành phố ngoại quốc. Tôi có quá nhiều kỷ niệm với hòn ngọc Viễn Đông thời đi hát rong nên chỉ bồi hồi nhớ lại những ngày tháng vô tư và những đêm ca hát trong thành phố rộng lớn, sung túc, hoà bình và êm ả. Rồi tại đây, tôi còn có thêm những ngày náo nức, rộn ràng của thời chế độ bảo hộ Pháp được chấm dứt bởi cuộc đảo chính của quân đội Nhật. Ôi những ngày sau đó, những ngày tưng bừng và hiên ngang của thời Cách Mạng và Kháng Chiến.

Xem tiếp...

Chương 36

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Hà Nội ơi...
Nhớ về thành phố thân yêu...
HOÀNG DƯƠNG

Saigon thời 1950

Thế là sau khi bỏ nhà ra đi từ năm 17 tuổi để làm một cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ với mục đích tầm thường là tự nuôi thân, nhưng không ngờ lại có đầy lý thú. Đó là cuộc phiêu lưu vào cuộc sống Việt Nam dưới thời bị trị. Cuộc phiêu lưu dắt tôi đi về các tỉnh nhỏ, dắt tôi tới làng mạc, dắt tôi vào những vui buồn của dân tộc tôi mà nếu tôi chỉ là một bạch diện thư sinh ở Hà Nội thì chẳng bao giờ tôi biết đến.

Xem tiếp...

Chương 35

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Bên tê là phía sầu u
Có người dân mình gục đầu trên đất tù...
BÊN NI BÊN TÊ

Nhà Thờ Phát Diệm

Mùng 1 tháng 5 năm 1951, đại gia đình họ Phạm chia ra ba nhóm để dinh tê. Chúng tôi chọn ngày Lễ Lao Động để ra đi, tin rằng Công An hay cán bộ trong chính quyền ở nơi này cũng như ở những nơi khác đều lơ là trong việc canh gác, vì họ rất bận bịu trong công việc tổ chức ngày lễ quan trọng của họ. Ba người đàn ông là tôi và Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương đi một đàng. Đàn bà, con gái, ông già, trẻ con là ông bà Thăng Long, Thái Hằng, Băng Thanh và bé Quang đi một nẻo khác. Đứa bé được bỏ vào trong một cái thúng để gánh đi. Gia Đình Phạm Đình Sĩ, Kiều Hạnh đi riêng một nẻo khác. Đúng như dự đoán của chúng tôi, cuộc ra đi của ba toán đã chẳng gặp một trở lực nào cả.

Xem tiếp...

Chương 34

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương...
CÀNH HOA TRẮNG

Con đầu lòng...

Một hôm Phạm Đình Viêm đang ngồi ở trong Quán Thăng Long thì có một cán bộ đi xe đạp từ đàng xa tới, đậu xe lại, bước vào quán và nói : -- Tôi có gặp một ông già cùng đi với một cô con gái ở cách đây bẩy tám cây số gì đó. Họ biết tôi sẽ qua Chợ Neo nên nhờ tôi nói dùm với ông bà chủ quán Thăng Long là họ đang trên con đường về.

Xem tiếp...

Chương 33

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Cho nhau tiếng khóc hay câu vui đùa
Cho chiếc nôi cho nấm mồ
Cho rồi xin lại tự do...
CHO NHAU

Nguyễn Xuân Khoát, ngưỡi anh cả trong làng Tân Nhạc

Sau khi Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân bế mạc, mọi người ai nấy đã trở về những chiến khu của mình rồi thì giây phút của sự thật đã tới với tôi. Trong một buổi trưa có nắng vàng nhẩy múa trên lá cây, thả bước trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rừng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi... Một hồi lâu, anh Khoát nói, giọng nói thầm thì :

-- Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điều kiện. Mày phải bỏ cái tính ''chơi'' của mày đi. Mày phải khai tử bài hát Bên Cầu Biên Giới. Và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại. Một mình mày đi thôi. Về suy nghĩ. Mấy hôm nữa, trả lời tao.

Xem tiếp...

Chương 32

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước về
Em đến tôi một lần
Ôi lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến Xuân......
BẾN XUÂN

Chợ Neo, tổ ấm trong kháng chiến...

Tại Chợ Neo, đời sống của đôi vợ chồng son này cứ êm đềm trôi như trong một giấc mơ dù thỉnh thoảng nghe thấy tiếng phi cơ ở xa xa thì chúng tôi nhào ra khỏi cơn mộng đẹp, nhẩy lẹ xuống hố tránh máy bay được ông bố vợ đào sẵn ở sân chùa trước quán.

Xem tiếp...