PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký Phạm Duy Hồi Ký Phạm Duy

Chương 19

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Cuốc kêu khắc khoải trên ngàn
Chim quyên thảm thiết gọi đàn chim đi...
BẦY CHIM BỎ XỨ


Đài VOA, với Lê Văn

Bây giờ là các hoạt động của tôi với các Đài Phát Thanh quốc tế như Đài BBC, VOA, RFI... và sự cộng tác với các Trung Tâm Sản Xuất băng nhạc hay đĩa hát.Trong phạm vi radio, tôi có nhiều duyên may hơn trong ngành điện ảnh. Tôi luôn luôn được Đài VOA phái anh Lê Văn tới nhà để phỏng vấn, hoặc mời qua Hoa Thịnh Đốn để nói chuyện với thính giả bốn phương (nhất là thính giả trong nước) mỗi khi tôi có sáng tác mới. Tôi đã có dịp tỏ lòng tri ân với Đài này (và đài RFI) trong một chương sách trước.

Xem tiếp...

Chương 18

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Ban cho cuộc đời
Ban cho tình người
Từ biển ra biển sáng soi.
Lời Việt -- America The Beautiful
Phạm Duy

Hollywood, Đài KCET, với các tài tử tí hon

Trong chương 17 vừa rồi, tôi đã kể lại việc in ra toàn thể sáng tác phẩm của mình qua hai cuốn NGÀN LỜI CATHẤM THOÁT MƯỜI NĂM nhân dịp đánh dấu 10 năm xa xứ... Bây giờ tôi dành chương 18 này để nói tổng quát về những hoạt động khác của tôi trong phạm vi điện ảnh, video, Karaoke, DVD, CD-Rom tại nước Mỹ từ ngày tôi bước chân tới đất mới...

Xem tiếp...

Chương 17

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Cuốc kêu khắc khoải trên ngàn
Chim quyên thảm thiết gọi đàn chim đi...
BẦY CHIM BỎ XỨ


Thế rồi người Việt gọi là hải ngoại như chúng tôi bước vào năm 1985, nghĩa là năm thứ 10 của đời sống tị nạn... lưu vong... hay di dân... gì đó. Sự chấn động trong tâm hồn, sự hoang mang trước cuộc đời mới, sự nhớ nhung đất tổ quê cha của chúng ta đã dần dần được cuộc sống xô bồ Hoa Kỳ chen vào, xô đi, đẩy xa, lấn át...

Xem tiếp...

Chương 16

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Người đi, đi không thôi, ngày thế giới lên nguồn vui
Ngát như hương lúa mùa, sẽ lên đường trở về
Đường trở về...
LỮ HÀNH



Houston, Texas

Trong ba năm 1985-88, với hành trang khá đầy đủ, gồm những tị nạn ca, ngục cahoàng cầm ca... tôi ngao du khá nhiều nơi trên thế giới...

Xem tiếp...

Chương 15

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Sức mấy... em về sống với anh ?
nhại Hoàng Cầm


Chương 14 đã ghi lại một giai đoạn trong cuộc đời soạn nhạc của tôi, gọi là giai đoạn Hoàng Cầm Ca. Một đoạn dài của chương này, dưới nhan đề Hoàng Cầm Trong Tôi, vào năm 1985, đã được gửi về Hà Nội cho nhà thơ họ Hoàng. Anh bạn già đã hồi âm như sau :

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Đứa nào tìm thấy lá diêu bông
Tữ nay tao sẽ nhận làm chồng...
Hoàng Cầm

Ngày xửa ngày xưa...

Trong hai năm trời, 1980-1982, tôi đi khắp nơi trên thế giới với những bài hát gọi là tị nạn ca, ngục ca...

Nhưng tôi đã có phần mỏi mệt, không phải vì con đường dài rộng của thế giới tự do này đầy chông gai hay dãi dầu mưa nắng mà chính vì trong bẩy, tám năm qua, tôi đã phải gân cổ lên hát những bài ca quê hương rất là mê sảng, những bài tị nạn ca đầy tủi nhục, những ngục ca chan chứa hận thù... Và tôi đã nhận lờ mờ ra rằng những người nghe tôi hát cũng mê sảng như tôi.

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Sẽ có một ngày, con người hôm nay
Vứt súng, vứt cùm, vứt cờ, vứt Đảng...
Nguyễn Chí Thiện


Nói về sáng tác, trong loạt tị nạn ca, bây giờ, tôi chuyển đề tài từ con "con đường tự do" qua "con đường mất tự do" với những bài như Hát Cho Người Ở Lại :

Hát cho người ở lại quê hương
Với tấm lòng sót thương vô vàn
Hát cho người trong họ hàng
Đang biến thành ma đói lang thang...

Xem tiếp...

Chương 12

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Mùa Thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ... ...
Cung Trầm Tưởng



Sau năm 1979, tôi không còn đi hát với vợ hay với các con nữa nhưng tôi thường được mời đi hát một mình tại Âu Châu, Úc Châu hay Á Châu (Nhật Bản)...

Tôi tìm ra được một phương thức để có thể dễ dàng đi nhiều nơi, giới thiệu các loại ca khác nhau. Tôi thu thanh trước những loại ca này rồi đem Compact Disk đi lưu diễn, cho phát thanh từng bài của từng loại ca chen với lời dẫn nhập hay giải thích của tôi. Tôi gọi đó là A Presentation of CD. Tổ chức biểu diễn cũng giản dị, không bắt buộc phải thuê rạp hát hay phòng họp mà có thể biểu diễn ngay trong nhà một Mạnh Thường Quân, tôi gọi đó là một buổi house concert.

Xem tiếp...

Chương 11

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Biển mở đường đi
Biển lấp đường về...
thơ Bắc Phong


Đối với người Việt, biển có nhiều huyền thoại hơn đất, núi hay rừng, kể từ huyền sử qua dã sử tới lịch sử. Những huyền thoại như :

  • Biển là bước đường cùng của An Dương Vương, sau khi nghe lời biển mới biết con gái Mị Châu, ngồi sau lưng ngựa rắc lông ngỗng để người tình Trọng Thủy tìm được mình và đem lại cái chết của Phụ Vương...

  • Biển chứng kiến cuộc tình không phân chia giai cấp của Công Chúa Tiên Dung và người nghèo Chử Đồng Tử...

  • Biển là bạn hiền an ủi An Tiêm trong lưu đầy nơi đảo khơi...

  • Biển là cõi tình của Trần Khắc Chân khi kéo quân vào Chiêm cứu Huyền Trân ra khỏi giàn hoả thiêu rồi hai người kéo buồm ra khơi, hai năm sau mới trở về đất liền...

  • Biển là võ khí của Đức Trần Hưng Đạo, là đường phục quốc của Hoàng Đế Gia Long...

  • Biển là nỗi buồn Nguyễn Du lúc chiều hôm trong Truyện Kiều, là lòng Mẹ bao la của Y Vân, là Mẹ Trùng Dương của Phạm Duy, là nỗi nhớ nhung (Biển Nhớ ) của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc...

Xem tiếp...

Chương 10

Hồi Ký — Thời Hải Ngoại
Ta không mất quê hương vì quê hương còn đó
Ta có xa cửa nhà là vì yêu đời tự do...
QUÊ HƯƠNG CÒN ĐÓ

Đoàn tụ, nơi Thị Trấn Giữa Đàng

Khi tôi trở thành kẻ lưu dân và phải tới sinh sống ở Mỹ, tôi đã quá tuổi 55, cái tuổi khó sống nhất của người Đông Dương tị nạn. Không còn trẻ để có thể tranh việc với người Mỹ, chưa tới tuổi về hưu để được hưởng tiền trợ cấp tuổi già, ai cũng đều không tránh khỏi lo âu. Nhưng một số bạn cùng lứa tuổi tôi cũng nhanh chóng khắc phục khó khăn để có một đời sống khá đầy đủ, vì quả rằng Mỹ quốc là một land of opportunities (nước có nhiều cơ hội tốt). Về phần tôi, đâu dám nghĩ rằng có thể sống bằng nghề nhạc được nên tôi đã tính tới chuyện đi học nghề điạ ốc, nghề ráp máy điện tử hay mở hàng ăn... Nói cho ngay, khi vừa đặt chân tới Hoa Kỳ, tôi đã được anh bạn Mỹ Dick McCarthy ở Maryland giới thiệu đi làm professor in residence (dạy nhạc) tại một trường Đại Học ở tiểu bang Maine, nhưng vì sợ cái lạnh chết người nên tôi từ chối.

Xem tiếp...