Phạm Duy Nhượng: Nhà Giáo
- Chi tiết
- Phạm Duy
- Lượt xem: 5089
Phạm Duy Nhượng tuổi 18
Khi một hài nhi rời lòng mẹ, vật đầu tiên nó tiếp xúc là bàn tay của người đỡ đẻ. Ngày trước người giúp cho sản phụ sanh con gọi là bà đỡ, vì công việc chính của người đàn bà này là dùng hai tay của mình đón đứa bé vừa chui ra. Bà phải “đỡ” nó, tức là dùng bàn tay nâng phía dưới cho nó khỏi rơi xuống, và giúp nó ra khỏi lòng mẹ một cách suông sẻ. Có bài hát nào ca ngợi giây phút đầu đời ấy của bé không? Có, bài Một Bàn Tay của Phạm Duy:
Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời
Bàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái!
Nhạc ru tiếng khóc trần ai.
Động tác “đưa anh ra khỏi lòng người” đúng là của bàn tay bà đỡ. Sau chín tháng mười ngày “anh” được mẹ cưu mang lớn dần trong môi trường êm ấm, nhưng khi đã lớn đủ thì phải rời khỏi chỗ cư trú sung sướng nhưng bắt đầu chật chội ấy để mà chào đời. Đột ngột thay đổi môi trường sống, hài nhi choáng ngợp với bầu không khí quanh mình mà bắt đầu từ giây phút này chính nó phải hít thở lấy để sống, phản ứng đầu tiên của nó là la lên, phát thành tiếng oe oe đầu tiên, mà Phạm Duy gọi là “kêu lên hơi thở tuyệt vời”, cái giây phút đầu tiên tiếp xúc với khí quyển, làm bật lên tiếng kêu, “tiếng khóc trần ai”, để đánh dấu một đời sống bắt đầu!
Phạm Duy đã hát một đời qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, từ thời nhạc tuổi xanh đến thời kì ngạo nghễ hào khí của kháng chiến, từ tiếng hát vững chãi khẳng định dáng đứng Việt Nam đến tiếng hát sâu lắng của cõi tâm, từ tiếng hát về niềm yêu thương bao la của mẹ đến tiếng hát phẫn nộ, tiếng hát về những bi kịch của đời người, hay lời hạnh phúc của những người yêu nhau. Cuộc đời sáng tác của ông cũng rất dài, bao trùm qua nhiều thế hệ. Trong vòng 60 năm góp mặt, Phạm Duy đã hát về rất nhiều đề tài, phản ảnh những tâm cảnh khác nhau của một người Việt Nam trước cuộc sống đa dạng: lắm vinh quang nhưng cũng rất nhiều khổ nhục.
Bài hát đầu tiên của ông là một bài thơ phổ nhạc: Cô Hái Mơ (1942) cách nay đúng 60 năm. Ca khúc này ra đời trong buổi bình minh cuả "nhạc cải cách", sau này gọi là "tân nhạc". Dù không phải là người sáng tác ca khúc tân nhạc đầu tiên, ông vẫn nghiễm nhiên là một trong số những nhạc sĩ tiền phong của phong trào tân nhạc trong buổi đầu. Trong suốt sáu mươi năm sáng tác, Phạm Duy đã đem đến cho công chúng Việt Nam ngàn lời ca, đã làm rung động nhiều thế hệ. Có thể nói là trong sáu mươi năm qua, không thế hệ người Việt nào là không "nợ" Phạm Duy một món nợ tình cảm là được lưu dấu xúc cảm của riêng mình trong ít nhất là một khúc hát của ông.
... Tôi không có tham vọng đóng vai trò một nhà khảo cứu phê bình có đủ phương tiện, thời gian và không gian để viết về một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ muốn hoá giải một nỗi buồn thương có trong tôi mỗi khi nhớ tới Hoàng Cầm. Người bạn thi sĩ cùng tuổi với tôi, vừa bước vào đời là được cùng tôi thoả chí tang bồng khi cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi vì phận nước long đong, với cảnh đất nước và lòng dân bị phân chia bởi chủ nghĩa, chiến tranh và hận thù, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Từ đó, nhất là sau cuộc nổi dậy và bị tiêu diệt của một phong trào đối kháng, Hoàng Cầm mất tích, trong đời anh cũng như trong đời tôi.
Suốt 30 năm trời, một tấm màn đen phủ lên cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Cầm, không cứ gì ở Bắc Việt. Cho tới năm 1975, tại Nam Việt Nam, tuy không thiếu những bài viết về các nhà thơ nổi danh của thời đại nhưng không có ai viết đầy đủ về anh. Chỉ có Hoàng Văn Chí với cuốn sách TRĂM HOA ÐUA NỞ cho ta thấy thơ Hoàng Cầm trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và chỉ có Trần Tuấn Kiệt cho in lại (với nhiều khuyết điểm) một vài bài thơ kháng chiến của thi sĩ trong một tuyển tập thi ca.
Thời gian trôi đi, bỗng có lúc tôi khám phá ra một số bài thơ của Hoàng Cầm rồi thấy mình nên viết ra những gì còn nhớ được nơi người bạn vãn niên này để, thêm một lần nữa (sau Nguyễn Chí Thiện), lôi ra từ bóng tối một nhà thơ sáng láng nhất của chúng ta...
Ðó là đoạn MỞ ÐẦU của tập HOÀNG CẦM TRONG TÔI, một tiểu luận được viết ra sau gần mười năm sống đời lưu dân -- nghĩa là vào khoảng 1984 -- nhất là sau khi đã tự coi như mất quê hương rồi bỗng nhiên lại tìm thấy quê hương qua những bài thơ ẩn dụ của Hoàng Cầm mà vô tình tôi được đọc. Sự biên soạn tập tiểu luận vừa kể và sự ra đời của những bản (tôi gọi là) Hoàng Cầm Ca cũng còn do một ngẫu nhiên, hay nói cho đúng hơn, do một hữu duyên. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.
(TT&VH) - Nhà thơ Bích Khê (1916 - 1946) được Hoài Thanh - Hoài Chân đánh giá trong Thi nhân Việt Nam là “thơ dị kỳ”. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết là “thi sĩ thần linh”. Nhạc sĩ Phạm Duy thì tìm thấy trong thơ Bích Khê có nhiều “dị khúc”.
Người nhạc sĩ tài hoa ở tuổi 90 đã phổ nhạc 10 bài thơ của Bích Khê và gọi là Dị khúc, gồm: Nghê thường, Tranh lõa thể, Tôi chết rồi, Sầu lãng tử, Hoàng hoa, Thi vị, Một cõi trời, Mơ tiên, Tỳ bà, Huế đa tình. Hiện có 3 ca khúc đã được thu âm qua giọng ca Duy Quang và Tuấn Ngọc. Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, ông đang cố gắng để có thể ra đĩa 10 Dị khúc phổ thơ Bích Khê trong thời gian sớm nhất.
Những ai yêu thơ của “chàng thi sĩ” yểu mệnh Bích Khê hẳn còn nhớ: “Nàng là tuyết hay da nàng điểm tuyết/ Nàng là hương hay nhan sắc lên hương/ Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường/ Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc/ Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi...”. Tin rằng với tài “phù thủy” trong việc phổ thơ của Phạm Duy, những câu thơ “dị kỳ” vừa nêu của Bích Khê một lần nữa sẽ say đắm lòng người thông qua các “dị khúc”.
H.Nhân
Nữ ca được soạn ra khi tôi bị lôi cuốn bởi những tờ báo dành riêng cho ''tuổi ô mai''. Nhưng nó cũng được soạn ra để cho con gái yêu là Thái Hiền hát, giống như những bài CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ, THÀ LÀ GIỌT MƯA (thơ Nguyễn Tất Nhiên) được phổ nhạc để ''lăng xê'' Duy Quang, lúc đó mới bước vào nghề. Chính nhờ các con tôi đi theo phong trào nhạc trẻ, tự thành lập một ban nhạc lấy tên là The Dreamers mà tôi dùng ''style'' nhạc trẻ để chuyên chở nhạc ngũ cung.
Nữ ca với những bài TUỔI MỘNG MƠ, TUỔI HỒNG, TUỔI NGỌC, TUỔI THẦN TIÊN, TUỔI BÂNG KHUÂNG, TUỔI NGU NGƠ, TUỔI SỢ MA... xưng tụng cái tuổi tuyệt vời của các em gái và xin các em giữ chặt lấy nó, đừng... hít xì ke nghe! Tôi mở đầu loạt nữ ca với bài:
TUỔI MỘNG MƠ