PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề
SeasonsGreetings

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 7

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Từ chàng ra đi
Lưng khoác chiến y
Và hồn nương bóng quốc kỳ...
CHINH PHỤ CA

Phạm Thanh Liêm

Trong một Hà Nội rất vui vì những sinh hoạt văn nghệ do chính quyền chủ trương hay do tư nhân đảm trách như vậy thì tình hình chính trị ở trong nước thay đổi.

Qua tới năm 1946 tình hình có vẻ gay go hơn lúc Cách Mạng mới thành công. Từ Saigon, Pháp mở rộng được vùng chúng chiếm đóng. Ông Hồ Chí Minh gửi Nguyễn Bình vào Nam để chỉ huy cuộc chiến tranh du kích lúc đó được gọi là Kháng Chiến Nam Bộ. Tướng Leclerc cho tầu chiến chở đầy quân lính ra đậu ở Vịnh Bắc Việt với sự đe doạ đổ bộ vào miền Bắc để thay thế Quân Đội Tưởng Giới Thạch đã làm xong nhiệm vụ tước khí giới Nhật Bản và đang từ từ rút quân về Tầu. Để tránh một cuộc chiến tranh trên toàn quốc, ngày mùng 6 tháng 3 năm đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bằng lòng ký với Pháp một Hiệp Định Sơ Bộ. Lính Pháp kéo vào miền Bắc, đóng quân ở một số tỉnh lỵ. Rồi Pháp và Việt Nam còn mở ra những Hội Nghị ở Dalat (tháng 4 và tháng 5, 45) và Hội Nghị Fontainebleau tháng 7 và tháng 9, 45) để cố tìm ra giải pháp hoà bình.

Xem tiếp...

Chương 6

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Thiên Thai, chúng em xin dâng chàng
Hai ''trái đào thơm''...
nhại Văn Cao


Đặng Trần Vận, chủ phòng trà Thiên Thai và Phạm Duy tại Paris, 1954

Lúc đó, tôi rất nhớ sân khấu. May thay ở Hà Nội đang có phong trào đi nghe nhạc ở phòng trà. Những phòng trà đầu tiên của thời đại là : Quán Nghệ Sĩ ở đường Bờ Hồ, do tay violonist số một là Nguyễn Văn Giệp điều khiển. Có nam ca sĩ Mai Khanh thường tới hát bài Bên Hồ Liễu. Nữ ca sĩ Bùi Thị Thái, người vợ tương lai của ông Quản Liên, Trưởng ban Quân Nhạc Lính Khố Xanh thì chuyên hát bài Con Chim Lạc Bạn. Thỉnh thoảng có Dương Thiệu Tước tới đánh guitare hawaienne và có Thẩm Oánh tới để làm xướng ngôn viên.

Ở phố Hàng Bông, có Phòng Trà Thăng Long với các nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung, Lương Ngọc Châu, Vũ Anh Thường. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có Phòng Trà Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo. Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài Buồn Tàn Thu đi lưu diễn ở trong Nam thì ở Hà Nội, chính nhờ ở giọng hát của Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng.

Xem tiếp...

Chương 5

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Ta là gươm tráng sĩ thời xưa
Bên mình chàng hiên ngang một thuở...
GƯƠM TRÁNG SĨ

Hồ Gươm lâu ngày vắng bóng...

Sau một thời gian xa Hà Nội khá lâu, vào giữa mùa Thu năm 1945 tôi mới gặp lại thành đô, hiện giờ là một nơi bừng bừng không khí Cách Mạng. Trời Thu Hà Nội trong trí nhớ của tôi thường là Trời Thu của bà Tương Phố, ảm đạm một mầu, với :

Gió Thu hiu hắt thêm sầu lòng em
Trăng Thu bóng ngả bên thềm
Tình Thu ai để duyên em bẽ bàng...


Bà Tương Phố

Xem tiếp...

Chương 4

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Này thanh niên ơi
Đứng lên đáp lời sông núi...
Lưu Hữu Phước

Lính Pháp theo chân Quân Đội Anh trở lại Đông Dương

Qua tới đầu tháng 10 năm 1945 thì tình hình càng ngày càng trở nên xấu xa giữa Ủy Ban Nam Bộ và Quân Đội Anh. Với sự đồng ý của Anh, tướng Leclerc cùng với viện binh Pháp tới Saigon vào ngày mùng 5 -- ngày sinh thứ 24 của tôi.

Ngày hôm sau, ngày mùng 6, các đoàn quân Leclerc đổ bộ tại Vũng Tầu. Ngày mùng 9, Quân Đội Pháp chiếm Tây Ninh. Ngày mùng 10, Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ kêu gọi dân chúng tản cư ra khỏi thành phố. Ngày 11 tháng 10, Tướng Gracey buộc chính quyền cách mạng phải rời khỏi Toà Đô Chính và Dinh Gia Long.

Xem tiếp...

Chương 3

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Non nước đang chờ gót lãng du
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu...
Thế Lữ

Hai nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

Khi tôi vừa lớn lên và có chút hiểu biết về người mình và về nước mình thì cũng như tất cả các thiếu niên khác, tôi vừa ghét Tây vừa sợ Tây. Các bà mẹ ngày xưa hay có lối doạ con :

-- Mày không ngoan, tao gọi ông Tây đến bắt đi bây giờ...

Như đã nói trong đoạn hồi ký về tuổi ấu thơ, khi tôi mới lên 10, tôi biết tới hành động anh dũng của cụ Đề Thám hay thán phục thái độ của liệt sĩ Nguyễn Thái Học và dù còn bé bỏng, tôi mơ ước trở thành những con người chọc trời khuấy nước như người hùng Yên Thế và vị lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Xem tiếp...

Chương 2

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm...
Bàng Bá Lân

Sau trên nửa thế kỷ, kể từ ngày mới quen nhau ở Saigon, 1944, Phạm Xuân Thái, Phạm Duy gặp lại nhau tại Paris, 1995...

Sau một thời gian đi hát tại vài tỉnh ở Cao Miên và ở Hậu Giang, khi gánh hát trở về đóng đô tại rạp Aristo ở Saigon vào giữa năm 1945, tôi bị sưng phổi và phải vào nằm nhà thương để điều trị. Khi đã bình phục, tôi quyết định từ giã gánh hát Đức Huy-Charlot Miều, gánh hát rong đã cho tôi cơ hội đi khắp mọi nơi trên đất nước và quan trọng nhất, đã cho tôi một thí điểm để đưa ra những bài Tân Nhạc đầu tiên của Việt Nam. Tôi nổi tiếng là nhờ gánh hát. Cám ơn vô cùng, ôi Đức Huy-Charlot Miều !

Xem tiếp...

Chương 1

Hồi Ký - Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ bàng...
Văn Cao-BUỒN TÀN THU


Lính Nhật

Vào đầu tháng 3 năm 1945, gánh hát Đức Huy Charlot Miều đang trong thời gian ghé lại tỉnh lỵ Cà Mâu. Trên đường lưu diễn khởi sự từ thành phố Hải Phòng ở miền Bắc cách đây 2 năm, bây giờ gánh hát vào tới một tỉnh cực xa của miền Nam rồi. Coi như lữ khách đã tới cuối con đường xuyên Việt.

Tôi vẫn giữ chân phó quản lý và còn giữ thêm vai trò của một người hát phụ diễn trong mục ca nhạc cải cách. Tôi cũng khá nổi tiếng vì trước tôi chưa có ai đem Tân Nhạc vào đại chúng cả. Tôi được sống hả hê một cuộc đời vô tư lự, nay đây mai đó. Rất bằng lòng với lối sống giang hồ ăn đường ngủ chợ này. Đi tới đâu cũng vậy, trong gánh hát, từ vợ chồng ông bầu, các đào kép, các nhạc sĩ tân hay cổ nhạc cho tới anh chị em lao công, tất cả mọi người đều ăn ngủ ở ngay trong rạp hát. Thường thường sau những đêm hát, ai cũng thích tìm chỗ ngủ tại những nơi được che khuất như ở sau những phông cảnh hay sau lớp cánh gà, hoặc ở dưới hai bên hông hí trường là nơi khán giả ít tiền thường đứng để coi hát. Nhưng về phần tôi, ''phòng ngủ'' bao giờ cũng là một cái ghế bố đặt ở ngay giữa sân khấu, là nơi rộng rãi và thoáng khí nhất.

Xem tiếp...

Chương 28

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Tôi vào đời như một loài cỏ dại
Và lớn lên như một lũ thú rừng
Xương thịt mẹ cha cho cùng tiếng khóc
Anh em mỗi người tặng chút yêu thương...
Yên Thao ( ?)

Biển Mũi Cà Mâu

Đồng Minh đổ bộ lên Âu Châu. Paris đã được giải phóng. De Gaulle về nước nắm chính quyền. Toàn Quyền Decoux được mật lệnh tổ chức lật Nhật ở Đông Dương. Quân Đội Nhật mất Miến Điện và Phi Luật Tân, e ngại Đồng Minh có thể đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Nhật Bản triệu hồi Đại Sứ Yoshizawa, bổ nhiệm Matsumoto, một nhà ngoại giao nổi tiếng cứng rắn. Không khí căng thẳng giữa Quân Đội Nhật và chính quyền bảo hộ ở Đông Dương.

Xem tiếp...

Chương 27

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về...
Ca Dao


Sông, Rạch miền Lục Tỉnh

Hai gánh hát Cải Lương ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU và NAM HỒNG với đào kép toàn gốc gác Bắc Kỳ mà dám đi vào thi thố tài năng ở miền Nam, nơi sinh trưởng của nền ca kịch Cải Lương, thì thật là liều lĩnh. Không phải vì các gánh hát Bắc Kỳ thua kém các gánh hát Nam Kỳ về diễn xuất hay về bất cứ một điạ hạt nào khác như viết vở, đạo diễn, trang trí hay trang phục đâu ! Mà vì một bài hát quan trọng nhất của thế kỷ : bài Vọng Cổ.

Cho tới năm 1944, dù sân khấu Cải Lương đã đạt tới mức cao nhất sau những thời kỳ chuẩn bị (1912-1917), thành lập (1918-1922) với các hình thức CA RA BỘ, HÁT KIM THỜI và phát triển (1923-1944) với hai loại Tuồng Tầu, Tuồng Tây... nhưng sân khấu này đứng vững được trong suốt mấy chục năm trời là nhờ ở một bài hát mà toàn dân yêu thích là bài Vọng Cổ. Sau 1945, sân khấu Cải Lương nói chung sẽ đi tới giai đoạn phân hoá với các loại tuồng thấp kém như Tuồng La Mã, Ấn Độ, Nhật Bản v.v... nhưng bài Vọng Cổ bao giờ cũng vẫn là cột trụ của tuồng hát. Đào kép hát Vọng Cổ hay bao giờ cũng là đào kép chính, ăn lương to nhất và được quần chúng ái mộ nhất.

Xem tiếp...

Chương 26

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Saigon đẹp lắm !
Saigon ơi ! Saigon ơi !
Y Vân

Xe thổ mộ - Chợ Bến Thành - Ngày xa xưa

Cùng với gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU đi qua những rừng cao su để vào tới Biên Hoà, tôi bỗng nhớ lại những chuyện phiêu lưu của anh Tường, người phu cạo mủ cao su, con ông Cả Bịp ngày xưa. Hồi đó tôi cứ tưởng tượng đất sống của những tay được gọi đích danh ''anh chị Sè gòn'', giang sơn của đám người tứ chiếng giang hồ phải là nơi đầy hiểm nguy và bất trắc. Bây giờ tôi thấy phong cảnh của miền Nam không có gì hung dữ, huyền bí mà hiền lành và óng ả quá chừng với mầu xanh man mác của rừng và mầu đỏ êm đềm của đất.

Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên