- Details
-
Written by Phạm Duy
-
Hits: 15362
... Tôi không có tham vọng đóng vai trò một nhà khảo cứu phê bình có đủ phương tiện, thời gian và không gian để viết về một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ muốn hoá giải một nỗi buồn thương có trong tôi mỗi khi nhớ tới Hoàng Cầm. Người bạn thi sĩ cùng tuổi với tôi, vừa bước vào đời là được cùng tôi thoả chí tang bồng khi cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi vì phận nước long đong, với cảnh đất nước và lòng dân bị phân chia bởi chủ nghĩa, chiến tranh và hận thù, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Từ đó, nhất là sau cuộc nổi dậy và bị tiêu diệt của một phong trào đối kháng, Hoàng Cầm mất tích, trong đời anh cũng như trong đời tôi.
Suốt 30 năm trời, một tấm màn đen phủ lên cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Cầm, không cứ gì ở Bắc Việt. Cho tới năm 1975, tại Nam Việt Nam, tuy không thiếu những bài viết về các nhà thơ nổi danh của thời đại nhưng không có ai viết đầy đủ về anh. Chỉ có Hoàng Văn Chí với cuốn sách TRĂM HOA ÐUA NỞ cho ta thấy thơ Hoàng Cầm trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và chỉ có Trần Tuấn Kiệt cho in lại (với nhiều khuyết điểm) một vài bài thơ kháng chiến của thi sĩ trong một tuyển tập thi ca.
Thời gian trôi đi, bỗng có lúc tôi khám phá ra một số bài thơ của Hoàng Cầm rồi thấy mình nên viết ra những gì còn nhớ được nơi người bạn vãn niên này để, thêm một lần nữa (sau Nguyễn Chí Thiện), lôi ra từ bóng tối một nhà thơ sáng láng nhất của chúng ta...
Ðó là đoạn MỞ ÐẦU của tập HOÀNG CẦM TRONG TÔI, một tiểu luận được viết ra sau gần mười năm sống đời lưu dân -- nghĩa là vào khoảng 1984 -- nhất là sau khi đã tự coi như mất quê hương rồi bỗng nhiên lại tìm thấy quê hương qua những bài thơ ẩn dụ của Hoàng Cầm mà vô tình tôi được đọc. Sự biên soạn tập tiểu luận vừa kể và sự ra đời của những bản (tôi gọi là) Hoàng Cầm Ca cũng còn do một ngẫu nhiên, hay nói cho đúng hơn, do một hữu duyên. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.

Read more ...
- Details
-
Written by Phạm Duy
-
Hits: 9347
Trước đây, vào năm 1949, tôi đã phổ nhạc bài thơ TỲ BÀ của thi sĩ Bích Khê, chỉ vì tôi thấy thơ ông rất khác thường (Lời thơ không dùng âm trắc mà dùng toàn âm bằng : Vàng sao nằm im trên hoa gầy - Tương tư người xưa thôi qua đây - Ôi ! nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vừa đưa hương gây đê mê)…
Trong làng thơ Việt Nam, ông nổi tiếng là có thơ thần dị, thần linh, thần ảo (Hàn Mặc Tử viết : Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như những đóa hoa thần dị...; Phạm Xuân Nguyên gọi Bích Khê là thi sĩ thần linh; Lê Tràng Kiều đã giới thiệu Bích Khê trên Tiểu Thuyết Thứ Năm và cho đó là những bài ca thần ảo)... ; Thơ ông còn có thể là thơ lập dị, dị thường, quái dị… với những đề tài mà lúc đó không ai dám vinh danh là nhục thể, cái chết v.v… Tóm lại, thơ ông là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc.
Read more ...