PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 17

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
...Không biết rồi ai sẽ cứu ai ?
BÀ MẸ PHÙ SA

1968, thời tâm phẫn ca

Trước Tết Mậu Thân, tôi theo Tạ Tỵ ra Huế hát cho một vài đơn vị Quân Đội Cộng Hoà nghe. Không ngờ được tặng hai bài thơ rất dữ dội, tiên đoán một đại thảm kịch sẽ xẩy ra ở đất Thần Kinh này. Gặp Nguyễn Đắc Xuân, người góp ý với tôi trong tâm ca Để Lại Cho Em ngày nào, bây giờ tặng tôi một bài thơ để tôi phóng tác thành một bài ca chua chát nhan đề Nhân Danh :

Vì giữ mình tôi phải giết một người !
Vì gia đình tôi phải giết mười người !
Vì xóm làng tôi phải giết ngàn người !
Vì giống nòi tôi phải giết vạn người !
Vì lý tưởng tôi phải giết triệu người !
Vì nhân loại tôi phải giết trọn loài người.
Xin nhân danh đường lối hoà bình, giết luôn tôi !

Xem tiếp...

Chương 16

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
The rain on the leaves is the tears of joy
Of the girl whose boy returns from the war...
THE RAIN ON THE LEAVES

Mỹ Quốc 1966, đi chơi ai ngờ có ngày đi thật !

Tháng 3 năm 1966, vào lúc Mỹ đang thực hiện cuộc leo thang chiến tranh ở Việt Nam, tôi được văn phòng Giáo Dục Văn Hoá (Bureau of Educational and Cultural Affairs) của Bộ Ngoại Giao Mỹ mời viếng thăm Hoa Kỳ. Hãy nói tới chuyện leo thang chiến tranh. Thử phóng tầm con mắt về dĩ vãng để xem nó có từ lúc nào ? Và 1949. Sau ngày Hoa lục bị nhuộm đỏ hoàn toàn, Việt Minh có một hậu phương lớn để chiến thắng Đoàn Quân 1953. Dwight Eisenhower đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong suốt hai nhiệm kỳ, vị cựu Thống Tướng này tiếp tục giúp cho Việt Nam trở thành tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á. Tuy không chủ trương đưa Quân Đội Mỹ vào Việt Nam nhưng Hoa Kỳ gửi tới nước này một phái đoàn cố vấn quân sự.

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?...
TÂM CA số 7

Saigon 1965, thời tâm ca

1965 là năm miền Nam nước Việt giống như cái chai có gắn cuống phễu và đang bị một thùng dầu sôi lửa bỏng rót vào. Trong chín năm Đệ Nhất Cộng Hoà chỉ có ba biến động, nhưng chỉ trong một năm 64, biến động lên xuống 13 lần, con người như bị quay cuồng trong cơn bão tố, tuổi trẻ già hẳn đi, tuổi già mệt nhọc hơn. Quân Đội Hoa Kỳ, Đại Hàn, Úc, Phi... đổ bộ vào Việt Nam khiến cho chiến tranh leo thang. Xã hội ngả nghiêng vì đồng dollar, dù tiền lưu hành mang mầu đỏ, giống như giấy bạc giả. Giới trẻ bị động viên. Ba đứa con trai của tôi tuần tự nhập ngũ. Tôi đi thăm chúng tại trại Quang Trung, lòng đầy ái ngại. Gia đình nào cũng có con phải đi lính. Ai cũng nếm mùi chia ly, hoặc mùi chết chóc, mặc dù chưa bị khó khăn về kinh tế như sau này. Ai cũng sống trong thao thức, lo âu. Tôi gọi đây là thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn.

Xem tiếp...

Chương 15

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Mà nghe quê hương mình quá nặng nề.
Thảm thương bên kia, kia đời nước
Buồn vương bên đây, đây đời Quốc.
Dẹp nỗi oan, thì tìm đường gai góc mà đi...
MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC

Hát bài ''Trả lại tôi tuổi trẻ ...''

Sau vụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, tuổi trẻ ở miền Nam tỏ ra có ý thức về chính trị nhưng họ không được võ trang bằng văn nghệ vì trong hơn một năm trời, chính quyền thay đổi như chong chóng cho nên không chính phủ nào có đủ thời gian để đưa ra một kế hoạch hun đúc tinh thần thanh niên.

Tới thời Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của Nguyễn Cao Kỳ thì Bộ Thanh Niên mới để ý tới sinh hoạt của sinh viên, nhất là trong phạm vi ca hát. Hoàng Ngọc Tuệ là thành viên của ban TRẦM CA, vì cũng có thời cộng tác với Bộ Thanh Niên, bèn đem ban hợp ca vào hoạt động trong một thời gian ngắn. Rồi anh Tuệ đứng tên xin phép thành lập một tổ chức gọi là PHONG TRÀO DU CA. Phong trào này có những khoá huấn luyện du ca viên để đi phổ biến những bài thanh niên lịch sử ca, hướng đạo ca đã có trước đây. Ngoài những bài đó, phong trào còn đem luôn những bài tâm ca, trầm ca, thanh ca tác động (1) vào chương trình dạy thanh niên ca hát. Điều đáng nói là các toán du ca không hề là công cụ tuyên truyền cho chế độ. Đa số những bài hát của phong trào du ca là những bài hát nói tới thân phận tuổi trẻ thời đó. Tôi đóng góp vào phong trào troubadour này với bài Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ :

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký — Thời Phân Chia Quốc Cộng
Lũ con lạc lối đường xa
Chiếc lá rơi theo heo may
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về...
MẸ VIỆT NAM

Người Mẹ Việt Nam điển hình, giữa thế kỷ 20

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, quân đội Nhẩy Dù bao vây Dinh Độc Lập, nổ súng vào chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông không thành công nhưng nó báo hiệu ngày tàn của chế độ. Dù đã có công trong việc di cư và định cư cho gần một triệu người miền Bắc đi tìm tự do và xây dựng một miền Nam trù phú và thanh bình, sau 7 năm cầm quyền, Nhà Ngô tỏ ra không có tinh thần dân chủ và đi tới chế độ gia đình độc trị, có thể cũng do tình hình trong nước tới lúc gay go hơn trước.

Một mặt, sau khi miền Nam từ chối hiệp thương, Cộng Sản khởi sự đánh phá. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập (do Hà Nội tạo ra). Các cơ sở nằm vùng của Cộng Sản xuất hiện. Mới đầu còn là những hoạt động du kích, về sau là những trận đánh lớn của những đoàn quân chính quy sinh Bắc tử Nam. Nông thôn trở nên bất an. Mặt khác, trong hàng ngũ quốc gia, với sự đảng tranh phải xẩy ra, chính quyền Công Giáo với đảng Nhân Vị muốn độc tôn cai trị nên gây ra sự bất bình nơi các chính khách và sự hiềm khích nơi các tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Cuối cùng là sự không đồng ý Mỹ hoá chiến tranh Việt Nam nên ông Diệm, ông Nhu chống đồng minh Hoa Kỳ.

Xem tiếp...