- Chi tiết
-
Mi An
-
Lượt xem: 4634
(Phunu Today)- Ngày hôm qua 27/1, trên các báo và mạng xã hội tràn ngập lời tiếc thương nhạc sĩ Phạm Duy- một cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Ông ra đi mà chưa kịp đón mùa xuân cuối cùng của đời mình, gắng một chút nữa thôi, là ông đã chạm vào nó.
Trên mạng xã hội, tôi ấn tượng nhất với lời chia sẻ của nữ đạo diễn Đoàn Minh Phượng- đạo diễn của “Hạt mưa rơi bao lâu”, tác giả của “Và khi tro bụi”: “Tiếc thương nhạc sĩ Phạm Duy, các bạn đừng R.I.P Phạm Duy, ông yêu tiếng Việt lắm”. Ấn tượng bởi sự chia sẻ tinh tế và chân thành của chị, người Việt mình, nhất là người trẻ, thường rất nhanh nhạy trong học tập nước ngoài, khi có người ra đi, người ta hay viết R.I.P (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Rest in Peace” nghĩa là “yên nghỉ trong an bình”), đặt những con chữ xa lạ ấy cạnh sự ra đi của ông, thấy cứ chông chênh làm sao.
Cả đời Phạm Duy đã viết nhạc cho người Việt Nam, viết cho những đứa bé lên ba “Ông trăng xuống chơi”, viết cho em bé quê “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ/Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau, và miệng hát nghêu ngao/ Nằm đồi non gió mát Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo/Em đánh vần thật mau”. Viết cho cô gái mới lớn bước chân vào tuổi yêu “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ/Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay/Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ/Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ...”. Viết cho chàng trai buồn vì một cuộc tình đã vội chia xa: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo/Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi!”.
Phạm Duy viết cho đất nước mà ông yêu đau đáu, đã từng “Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi” bao nhiêu bản nhạc đã trở thành gia sản, nào là “Tình ca”, “Con đường cái quan”, “Mùa đông chiến sĩ”, “Tình hoài hương”, “Mẹ Việt Nam”... Ông cũng là một trong số ít các nhạc sĩ, không bao giờ vì nể phe phái chính trị nào, chỉ luôn dùng âm nhạc để nói lên một thứ tiếng duy nhất, đó là “tiếng nước tôi”.
Xem tiếp...