PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Fan Viết Fan Viết

Nhớ Phạm Duy, một đời và mãi mãi

Mẹ mất, ba tôi phải một mình "gà trống nuôi con" nuôi 8 đứa con thơ dại đang ở vào tuổi ăn tuổi học. Ngày ấy, người chị lớn của tôi phải thay mẹ quán xuyến việc nhà và chăm sóc các em. Đứa con út là tôi vì thiếu sữa và thiếu hơi ấm của mẹ nên cọc còi chậm lớn, nhưng cũng may là nhờ có chị. Tối tối chị tôi đã ru tôi vào giấc ngủ, nhưng không bằng những câu hò điệu lý thông thường mà bằng những lời ca thật êm ái nhẹ nhàng mà tôi cứ nhớ hoài nhớ mãi:

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá giầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây.

Lòng anh mơ với quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình thường
...

Xem tiếp...

Gặp Cụ Phạm Duy

Hôm nay ghé thăm cụ Phạm Duy, một là sau thời gian dài trao đổi qua email, cụ gọi mình đến để “phổ biến” album nhạc mới nhất vừa hoàn thành, hai là trước sau gì cũng phải được gặp “tượng đài âm nhạc” của mình một lần! Đến lúc cụ đang nằm dài trên sofa cho người ta châm cứu khuôn mặt (diện châm), chốc chốc lại rút cái iPhone 4S trắng trong túi áo bà ba đen ra để tự chụp chân dung, xoay tới xoay lui cái phone để tự chụp cả chục kiểu :) .

 

Xem tiếp...

Mal

Nhớ lúc nhỏ, lũ nhóc cấp 2 chúng tôi luôn nghĩ ra những trò tiêu khiển giết thời gian thú vị. Tôi còn nhớ một trong những trò đó là ngồi tìm ra những từ tiếng Việt gốc Pháp, chẳng hạn như cái ba-ri-e (barrière) là cái rào chắn, hay ra-đi-a-tơ (radiateur) là bộ phận tản nhiệt của xe máy… Mặc dù chưa hề biết tiếng Pháp, lũ nhóc chúng tôi vẫn cãi nhau, lục tìm từ điển để minh chứng cho những ví dụ của mình. Bạn cu Bông (Quang Khải) hẳn còn nhớ trò chơi này.

Bây giờ thì tôi tìm ra một từ khác: Mal, như trong tiếng Việt, khi người ta nói: cái thằng đó hơi bị man man. Vốn gốc chỉ có nghĩa là đau, bệnh, qua tiếng Việt từ đó đã phái sinh một nghĩa mới: đau bệnh theo kiểu thần kinh. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt thật sâu đậm, tìm thấy khắp trong ngôn ngữ, ca từ, ca khúc! Đôi lúc lại có cảm giác rằng chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài không hẳn là thiếu chọn lọc, nhưng vẫn quá ư dễ dãi. Đến tận những năm 70, khi văn hóa Mỹ đã lan tràn khắp miền Nam Việt Nam, các phòng trà Sài-gòn vẫn rĩ rã những ca khúc Pháp. Trong trào lưu hát nhạc Pháp lời Việt này, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời cho hàng loạt ca khúc Pháp, mà bài này là một đơn cử.

Xem tiếp...

Làm Sao Có Em

Ai đã từng đi qua tuổi ngây thơ mà không say mê bài hát này, là nhạc phim The Godfather, nhưng giờ tôi mới biết tới một "diễn dịch" lời Việt khác của Phạm Duy, mà giả sử như bây giờ có một bài hát với lời như thế, không biết Bộ VHTT có duyệt cho lưu hành không:

Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm.
Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền...
Làm sao có em để cháy giường loan soi lửa lên tường.
Một đôi rắn hoang vội cuốn vào nhau không rời bàng hoàng...

Điều tôi thích ở âm nhạc (cũng như ở con người Phạm Duy) là... nó không phải ràng buộc vào một khuôn khổ nào cả. Một con người phong phú, đa dạng đến thế hẳn nhiên không nằm trong cách đánh giá của những kẻ tầm thường, những người không tự vượt qua được suy nghĩ hình thức sơ đẳng, nhảm nhí, những kẻ chỉ biết dùng thông tin một chiều để chứng minh những nhận định tầm phào. Nhạc của ông có thể hàn lâm, có thể dân dã, có thể cao siêu, có thể dung tục... Nó cover một khoảng rất rộng đủ mọi nội dung, thể loại, nguồn gốc... Âm nhạc Phạm Duy không hẳn là dễ, nhưng với "popular music" – nhạc phổ thông, thái độ của ông rất là thoải mái, ai hát nhạc ông cũng được, giọng Kim tốt, mà giọng Mộc, Thủy, Hỏa... cũng tốt ça va tout! . Ông đặt rất nhiều lời cho các ca khúc phổ thông, kể cả bài Happy Birthday lúc ở Mỹ như sau: Mừng cả vạn người di cư. Cuộc đời tiền vào có dư. Ðể rồi có con, dân bầu. Làm tổng thống Mỹ mai sau (biết đâu). – Wish all the refugees. Our life will be easy. And wish some child will be. The President of this country.

 

Trần Khải Xuyên

5/2011

 

Cảm nhận về nhạc phẩm "Chỉ chừng đó thôi"

...Sài Gòn đã bắt đầu lác đác những cơn mưa chiều. Có một lần, Em vướng phải cơn mưa rào bất chợt trên đường phố, kề cà ghé vào trú mưa dưới một hiên nhà ở bên đuờng, ngắm nhìn đường phố vắng lặng với từng chùm bong bóng nước phập phồng trắng xoá. Nghe hòa lẫn trong tiếng mưa rơi, tiếng nhạc buồn da diết như rung lên những cung tơ lòng trầm lặng

Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi, mềm da
Chỉ cần giọt mưa sa.

Chỉ chờ một cơn mưa
Để không ngờ chi nữa
Đi dưới mưa hồng nghe
Giọt nhẹ vào tim ta

Chỉ một chiều lê thê
Ngồi co mình trên ghế
Nghe mất đi tuổi thơ
Chỉ một chiều bơ vơ...

Xem tiếp...

Con đường tình ta đi.

Tôi có một thanh niên là Nguyễn Đăng Khoa, 21 tuổi (sinh năm 1987), hiện giờ đang là sinh viên năm cuối ngành Ngân Hàng (Banking)... có thể coi như đại diện cho lớp trẻ ở trong nước, biết và yêu nhạc Phạm Duy.

Anh Khoa cũng làm thơ và có những bài lấy cảm hứng từ nhạc PD, tự mình làm những “bức tranh với lời thơ“ (kiểu Paper Point Show) và vừa gửi cho tôi, kèm một bài viết về vài bài hát.

Ns. Phạm Duy

(2008)

***

Con đường tình ta đi

Lần đến gặp nhạc sĩ Phạm Duy không quên hỏi chuyện “Con đường tình ta đi”, có hỏi ông đại ý rằng với ông thì giọng ca nào đã hát thành công một con đường tình đẹp nhất, thư sinh nhất và tinh khôi nhất cho những đôi lứa “tuổi măng tre”. Ông ngắn gọn một cái tên: Trần Thái Hòa!

Xem tiếp...

Phạm Duy: Vòng bát độ thăng thiên vào cõi hết!

 Tình cờ trong một buổi ra mắt tập nhạc vào cuối năm 2010, tôi thấy NS Phạm Duy có đến dự. Cuối buổi, nhiều thân hữu và người hâm mộ đến chụp ảnh lưu niệm với ông. Tôi cũng đến vấn an sức khỏe và hỏi thăm ông đôi điều.

Lúc đó khán phòng hơi ồn, nên ông đưa danh thiếp rồi bảo: “Anh gọi điện thoại nhà dễ nói chuyện hơn”. Cầm tấm danh thiếp, tôi ngạc nhiên khi thấy ông cư ngụ ở Quận 11, TP. HCM, rất gần nơi tôi ở vì chỉ mất khoảng năm phút đi xe gắn máy. Tôi thấy chưa bao giờ mình gần ông về khoảng cách không gian như thế. Thế là tôi chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến thăm ông.

Đến thăm người “Sức mấy mà buồn”

Lần theo địa chỉ ghi trên danh thiếp, tôi đến thăm nhà ông trong một con hẻm rộng và yên tĩnh trên đường Lê Đại Hành, Quận 11. Hôm đó, có anh Duy Cường, con trai ông ở nhà với ông. Ấn tượng đầu tiên về ông trong lúc trò chuyện đó là tinh thần minh mẫn, lạc quan, yêu đời và hài hước. Khi nói, có lúc ông khựng lại đôi chút vì tuổi tác, nhưng vẫn luôn diễn đạt trọn ý của mình, chứ không bỏ lửng.

 

Mừng tuổi NS Phạm Duy, Mồng 1 Tết Nhâm Thìn 2012

Xem tiếp...

Minh Họa Kiều: Góp Nhặt Cảm Nghĩ qua các Cây Viết Đặc Trưng (dactrung.net)

Minh Họa Kiều II

Nhạc và Lời:  Phạm Duy
Hòa Âm và Phối Khí: Duy Cường

Ca sĩ: Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang và Tuấn Ngọc
Phần ngâm thơ: Thanh Ngoan, (9 đoạn đầu) Thảo Hiền (2 phần cuối).

Phạm Duy diễn nghĩa -

Bài hát:

Người Đâu Gặp Gỡ
Lơ Thơ Tơ Liễu
Cách Tường Một Buổi
Biết Đâu Hợp Phố
Đá Biết Tuổi Vàng
Hán Sở Tranh Hùng
Tư Mã Phượng Cầu
Này Khúc Kê Khang
Chiêu Quân
Càng Tỏ Hương Nồng
Trăng Thề Còn Đó


Xem tiếp...

Phạm Duy Và Tôi

Tôi không là nhà văn, tôi không là nhà phê bình âm nhạc, cũng chẳng là người biết nhiều về âm nhạc. Tôi chỉ là một thính giả nghe và yêu nhạc Phạm Duy. Từ lúc nào tôi biết nhạc Phạm Duy? Tôi đã nghe tự vào đời, tiếng hát bên vành nôi. Từ khi nào tôi biết thưởng thức nhạc Phạm Duy? Khi tôi chưa lên mười, những bài hát của Phạm Duy đã bao bọc lấy tôi như lớp đường ngoài viên kẹo.

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê .
Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất
Lúc tan chợ chiều xa tắp
Bóng nâu trên đường bước dồn
Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn!

Xem tiếp...

Kỷ Vật Cho Em

Nguyễn Kim Tiến
30.4.2012

Đêm qua tình cờ nghe bản nhạc "Kỷ Vật Cho Em", thơ Linh Phương được Phạm Duy phổ nhạc. Điệu nhạc nỉ non, nức nở và ai oán. Khi ca sĩ Thái Thanh với tất cả niềm rung động tha thiết đã cất lên tiếng ca mang nỗi lòng của người ở lại hỏi ngươi ra đi "Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về", bỗng dưng tôi nghe lòng thổn thức, cổ họng như nghẹn lại và tôi chìm đắm trong nỗi buồn ly hương.

Trong vòng mấy mươi năm mà dân tộc tôi đã có bao lần "Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại"...

Năm 1954, một chia cắt đau lòng đã làm dân tộc tôi kẻ ở người đi, hẹn ngày đoàn tụ. Hẹn hai năm sau sẽ có tổng tuyển cử, và đất nước sẽ là một...Và ngày ấy phải mất hơn 20 năm... Hai mươi năm bom đạn, chết chốc và chia lìa...

Xem tiếp...