PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Trên Ðường Tị Nạn - Ra Với Thế Giới


Ra Với Thế Giới

Thế là nhờ biến cố tháng Tư đen 1975, sau hàng ngàn năm đắm mình trong lũy tre xanh, người Việt Nam đã ra với thế giới rồi... Ðáng lẽ ra phải biết hội nhập vào một xã hội khá lý tưởng là thật sự có tự do và có nhiều cơ hội để sinh sống (land of opportunities), thế nhưng đối với thế hệ đầu tiên bỏ nước ra đi là chúng tôi, Việt Nam hãy còn là một sự nhức nhối không thể nào nguôi ngoai được. Cho nên, đáng lý ra là phải tỏ tình với Mỹ Quốc, với cảnh vật chung quanh, với tha nhân mình gặp hằng ngày... thì tôi lại soạn bài HÁT TRÊN ÐƯỜNG TẠM DUNG với những ý nghĩ nặng nề chính trị.

Xem tiếp...

Viết về Tâm Phẫn Ca



Tâm Phẫn Ca

Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ, khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ

(Saigon-1968)

Tôi không phải là cỏ cây
Tôi không phải là gỗ đá
Nên tôi khóc Việt Nam tôi
Ròng rã ba đời không biết vui.
Tôi không phải là người dưng
Tôi không phải là nước lã
Nên tôi khóc người không xa
Gục ngã chiến trường tuổi còn xuân.
Ðừng ngụy trang trong tiếng hát
Ðừng cần mang đôi kính mát
Hãy lắng nhìn vào quê hương điêu tàn
Hãy đếm từng người dân đang chết oan
Hãy oán hờn cuộc binh đao tương tàn
Hãy khóc thầm dù nước mắt đã cạn
Hãy biết buồn, hãy biết thẹn
Vì non sông còn tối đen.

Xem tiếp...

Suy nghĩ về thơ Bích khê (Meditations On Bích Khê Poetry)

Trước đây, vào năm 1949, tôi đã phổ nhạc bài thơ TỲ BÀ của thi sĩ Bích Khê, chỉ vì tôi thấy thơ ông rất khác thường (Lời thơ không dùng âm trắc mà dùng toàn âm bằng : Vàng sao nằm im trên hoa gầy - Tương tư người xưa thôi qua đây - Ôi ! nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vừa đưa hương gây đê mê)…


Trong làng thơ Việt Nam, ông nổi tiếng là có thơ thần dị, thần linh, thần ảo (Hàn Mặc Tử viết : Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như những đóa hoa thần dị...; Phạm Xuân Nguyên gọi Bích Khê là thi sĩ thần linh; Lê Tràng Kiều đã giới thiệu Bích Khê trên Tiểu Thuyết Thứ Năm và cho đó là những bài ca thần ảo)... ; Thơ ông còn có thể là thơ lập dị, dị thường, quái dị… với những đề tài mà lúc đó không ai dám vinh danh là nhục thể, cái chết v.v… Tóm lại, thơ ông là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu  và thơ trụy lạc.

Xem tiếp...

Phạm Duy, Nắng Chiều Rực Rỡ

(Tạp Ghi - báo NGƯỜI VIỆT, 1988)

Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Ðông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ này.

Người ta có thể tưởng tượng mọi điều, nhưng không một ai có thể đặt giả thiết là họ đã ngừng thở một lúc nào đó trong quá khứ. Âm nhạc của Phạm Duy cũng vậy, người ta không thể giả thiết rằng một người Việt Nam nào đã chưa từng nghe một bài hát nào của Phạm Duy trong suốt cuộc đời của họ. Một ca khúc khi được tiếp thu bởi não bộ, ngừng một lúc ở con tim của một người rồi tuôn ra từ chiếc lưỡi của người đó thì dù muốn dù không, anh ta cũng bị nhiễm bởi chính ca khúc đó rồi. Nói như thế để thấy cái chỗ thực sự của Phạm Duy trong mỗi tâm hồn Việt Nam.

Xem tiếp...

Nhạc Cảnh

Vào năm 1963, khi những hãng phim muốn có những nhạc cảnh để cho vào những cuốn phim của họ thì họ tìm đến tôi. Cho tới lúc này, tôi đã liên tục soạn nhạc cho phòng trà, nhạc cho sinh viên, nhạc cho người tình, nhạc cho người lính v.v... với những thể tài như đoản ca, trường ca, chương khúc... được coi như khá thành công (vì bán rất chạy). Nay có hãng phim mướn tôi soạn nhạc cảnh thì tôi cũng thử đi vào một giai đoạn mới là giai đoạn soạn nhạc cho sân khấu tức là soạn nhạc cảnh xem sao ?

Vậy là vào năm 1963 này, lúc Ðiện Ảnh VN bắt đầu nẩy nở, Hãng Mỹ Vân tại Saigon mướn tôi soạn hai nhạc cảnh với ''kịch bản'' -- libretto -- của kịch sĩ Năm Châu. Ðó là nhạc cảnh CHỨC NỮ VỀ TRỜI và nhạc cảnh TẤM CÁM.

Xem tiếp...