Mai Hương - Nửa Thế Kỷ Gắn Bó Với Nghệ Thuật
- Chi tiết
- Nghiêm Xuân Cường
- Lượt xem: 10439
Bài trả lời của Phạm Duy cho Trần Văn Khê đăng trên báo Bách Khoa
Viết bài này, tôi chỉ có mục đích: viết cho những người bạn trẻ ít tuổi hơn tôi, đang học nhạc, thích sáng tác, đã theo dõi bài Con Đường Cái Quan và muốn hiểu biết thêm về nó nhất là về đường nhạc thuật. Ngoài ra tôi cũng muốn tạ ơn những bạn xa gần, từ anh Đào Sĩ Chu ở ngay Saigòn (báo Tân Phong) cho tới anh Trần Văn Khê ở mãi tận khơi chừng (1) (báo Bách Khoa) đã có lòng thương mến để tâm đến bài ca nhỏ mọn của tôi và viết bài phê bình nhận xét kỹ lưỡng. Cũng bởi vì hai anh bạn hơn tuổi tôi đã rất chú trọng đến phần nhạc thuật cho nên tôi xin phép được viết ra đây quan điểm của tôi, mục đích vẫn không ngoài sự mong mỏi được đóng góp vào việc mở rộng nhạc thức của những thanh niên hiếu nhạc vậỵ Riêng về phần nội dung của Con Đường Cái Quan, sự nhận xét của hai anh Đào Sĩ Chu và Trần Văn Khê (cũng như của một số anh em khác) đã làm cho tôi rất sung sướng. Qua ma lực yếu ớt của âm điệu và lời ca, các anh đã hiểu rõ ý của tác giả, công nhận nó và ban cho những lời khen ngợị Không nhũn nhặn một cách giả dối cũng như không hợm hĩnh một cách lố bịch, tôi xin nhận phần thưởng quí báu đó: sự cảm thông sâu sắc của bạn đồng điệụ Nhưng còn về phần hình thức...
Vàng sao nằm yên trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
(Tỳ bà - Bích Khê)
Chắc chắn là nhiều người biết bài thơ trên của Bích Khê. Tôi biết bài thơ ấy những năm đang học 11, 12. Hồi ấy tôi sửng sốt nhận ra là thơ không cần phải trầm bổng theo vận trắc bằng réo rắt. Bài Tỳ Bà của Bích Khê chỉ toàn vần bằng. Nó cũng réo rắt. Theo cái nhạc riêng của nó.
Ít ai biết tới cái thôn nhỏ Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương cho tới khi đọc bài thơ Về Thôn Vĩ Dạ của Hàn.
Phạm Văn Kỳ Thanh
12.1991
Một buổi sáng mùa hè năm nay, ghé thăm nhạc sĩ Phạm Duy, tôi được ông và Duy Cường cho nghe trường ca Con Ðường Cái Quan đã được bỏ hết phần lời ca và phần nhạc được phụ soạn bởi những âm thanh điện tử pha lẫn với phần vĩ cầm diễn bằng nhạc khí thật. Dù phần phụ soạn chưa xong nhưng sau khi nghe xong, tôi có một số cảm tình với cái nhìn mới của Duy Cường về Con Ðường Cái Quan ở một không gian mới, với người thưởng ngoạn mới, về lối sinh hoạt mới, trường ca Con Ðường Cái Quan chắc chắn phải khác với sự diễn đạt cách đây gần ba mươi năm. Ðiều nhận xét chung đầu tiên là nghệ thuật thâu thanh bây giờ tiến vượt bực so với những thập niên trước. Còn về vấn đề diễn tấu, theo ý tôi, không thể tựa trên căn bản nghệ thuật để thẩm định giá trị của nó qua hai lối diễn khác nhau ở hai thế hệ khác nhau.
Gần đây nghe ban The Righteous Brothers hát lại bản Unchained Melody với phần phụ soạn nhạc khí không thay đổi, tôi cũng không nhận ra được là lần này anh em nhà The Righteous Brothers hát hay hơn hay dở hơn. Dù ba mươi năm sau, với tuổi già The Righteous Brothers giọng hát có doãng ra đôi chút. Nhưng cũng vì đặc tính này, bản nhạc lại mang đến một cảm xúc khác, đó là chưa kể sau khi xem phim ''Ghost'' người nghe lại được trang bị bởi ý niệm triết lý về sự bất diệt của linh hồn.