PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Kháng Chiến Ca Kháng Chiến Ca

Theo Chân Phạm Duy Một Đoạn Đường Từ 1945 tới 1951 (Quãng đường Kháng Chiến Ca)

Trong chuyến đi Mỹ mùa hè năm 1970, tôi có tặng cho các bạn quốc tế một số cuốn Dân Ca-Folk Songs của Phạm Duy, trong đó các lời ca được dịch sang tiếng Anh. Mấy hôm sau một cô bạn Thụy Điển nói với tôi: "Lời các bản nhạc trong cuốn sách hay quá!" Tôi không ngạc nhiên vì lời khen ấy, vì tôi đã biết lời trong đó rất hay, tôi chỉ mừng có người chịu khó đọc và hiểu được cái hay đó.

Tôi nhớ cô bạn đã chỉ tôi coi bài Xuân Ca :

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ

Rồi nói với tôi: "Tôi chưa thấy ai nói về mùa xuân của đời mình như thế này. Mùa xuân bắt đầu từ khi mầm sống đầu tiên của tôi được tạo nên, được tả trong động tác ái tình của cha và mẹ. Thật tuyệt vời."

Xem tiếp...

Tính chất hiện thực trong Nhạc Kháng Chiến của Phạm Duy

…Lúc xung phong vào Nam Bộ (1945), ông sáng tác những bài ca ủng hộ kháng chiến, nhưng lời nhạc đầy tính cách ước lệ và nhiều sáo ngữ như gươm tráng sĩ, thư phòng, chiến y, ngựa hồng, chinh phu - âm vang của Chinh Phụ Ngâm hay Cung Oán Ngâm Khúc độ nào.

Ta là gươm tráng sĩ đời xưa
Bên mình chàng hiên ngang một thuở…
(Gươm tráng sĩ)

Từ chàng ra đi, lưng khoác chiến y
Mà hồn nương bóng quốc kỳ
(Chinh phụ ca)

Trong một số bài khác (loại nhạc hùng), ca từ hùng hồn, gây nhiều ấn tượng, hát lên nghe "kêu", mạnh, kích thích, nhưng vẫn là những từ ngữ có tính cách ước lệ: chiến đấu, chiến thắng, oán thù, máu, giết, vấy máu, máu xương. Ngay cả một số bài hát rất "mới" như Xuất quân hay Nợ máu xương, ngôn ngữ và hình ảnh lại rất "cổ điển" (từ của chính PD):

Từng bụi lốc cuốn rơi
Từng đường kiếm thét ngời
Một đường kiếm thét oai hùng đưa
Đoàn quân tiến qua làng
Từng thanh kiếm đứt ngang
...Ầm rung tiếng sa trường
Như nhắn nhủ người trai mài kiếm dưới trăng

Những bài hát rất cần hiện thực, nhưng chẳng "hiện thực" tí nào! Sau này, khi tham gia toàn quốc kháng chiến, những bản nhạc có tính cách tuyên truyền vận động quần chúng, thứ ngôn ngữ "cổ điển" tuy không còn nữa, nhưng tính ước lệ và sáo ngữ vẫn còn áp đảo:

Một đoàn người hiên ngang
Đeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn nhớ thương
...Một rừng cờ phấp phới!
Một màu vàng chiêu dương!
Và một nền vinh quang bằng máu!
(Khởi hành, 1947)

Xem tiếp...

Kháng Chiến Ca, Mối Tình Đầu của Phạm Duy

“Ôi quê hương, những con đường kháng chiến...”
(Ngọn Trào Quay Súng, Phạm Duy)

Cuộc phỏng vấn “bỏ túi” diễn ra trên đường phố Saigon. Ðối tượng phỏng vấn là người dân bình thường gồm đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi... Câu hỏi đại ý “anh/chị biết gì về Phạm Duy?”

“Nhạc sĩ Phạm Duy về nước là một tin vui, một ‘tín hiệu’ đáng mừng,” một ông nói.   

“Tôi chịu dân ca và kháng chiến ca của Phạm Duy,” một bà nói và còn... cao hứng hát ít câu để “minh họa”, “Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày...

“Tôi chịu tình ca quê hương của Phạm Duy,” một ông khác không chịu kém, cất giọng hát rất tự nhiên, “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời...

 “Nhạc Phạm Duy, theo tôi, còn mang lại cho người nghe cái gì đó, ngoài âm nhạc,” anh chàng ở độ tuổi trung niên, trông dáng có vẻ là thầy giáo, phát biểu.

 “Em mới nghe nhạc Phạm Duy chừng vài tháng nay thôi, bố mẹ em thì vẫn hay hát nhưng em không biết đấy là nhạc Phạm Duy,” cô gái tuổi đôi mươi vừa cười cười vừa cho biết.

“Em ở ngoài Bắc, chưa hề nghe đến tên Phạm Duy bao giờ,” một cô khác vừa nói vừa lúc lắc đầu.

Tôi cho đấy là câu trả lời thú vị nhất trong số những câu trả lời. Ngắn, gọn. Có sao nói vậy. 

Xem tiếp...