PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

Đường Chiều Lá Rụng

Trích từ Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy của Phạm Quang Tuấn  viết trong dịp ra mắt CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy (Sydney, 2003)

Đường Chiều Lá Rụng ít khi được hát và được nghe, vì nó đòi hỏi nhiều ở người nghệ sĩ lẫn thính giả.

Đường Chiều Lá Rụng, Lệ Mai trình bày


Phạm Duy viết rằng

"bài Đường Chiều Lá Rụng rất khó hát so với các ca khúc khác của tôi, nét nhạc và chuyển điệu của nó khá mới lạ, cho tới nay, chỉ có Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao hát nó mà thôi..." (Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Read more ...

Phạm Duy : thơ phổ nhạc

ĐặngTiến
5.10.2011

Phạm Duy, Bửu Chỉ
Phạm Duy, tranh Bửu Chỉ
Bộ môn Thơ đang lùi bước trong xã hội hiện đại. Đời sống đô thị nhanh bước theo nhịp tiến hóa của công nghiệp, đẩy lùi biên độ của thơ : kỹ thuật hiện đại cung cấp cho quần chúng – nhất là thanh niên – những phương tiện giải trí và truyền thông hấp dẫn và nhanh chóng hơn những bài bản vần vè trước đây – dù sao cũng gắn liền với nếp sống nông thôn.

Nhưng chất thơ lại là một phẩm chất khác của đời sống, không chỉ nhắm giải trí, nó tiềm ẩn trong tâm linh ; nó nằm dưới, nằm ngoài vần điệu. Và cần yếu cho con người mọi sắc tộc và thời đại.

Chất thay thế, hay bù đắp cho sự thất thoát của thi ca là ca khúc. Trong nghệ thuật âm nhạc, theo bén gót kỹ thuật hiện đại, ca khúc chuyển mình theo những dạng thức khác nhau.

Âu cũng là điều hợp lý. Thoạt kỳ thủy nước nào cũng vậy, thi ca bắt đầu từ hát xướng, trong tín ngưỡng, tôn giáo, giữa cung đình hay nơi công trường lao động.

Read more ...

Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực

Thụy Khuê
Paris 20-6-1993

Ðạo CaThiền Ca, hai tựa đề có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo Ca mở đường và Thiền Ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.

Trong vòng tử sinh của kiếp người (trầm trong bể khổ), Ðạo Ca cất lời mầu nhiệm thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn "chúng sinh" -từ cõi vô minh- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác:

Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
.....
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...

Read more ...

"Nghe Chuyện Tình Quanh Năm"

Lê Hữu
2004

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

Read more ...

Phạm Duy và Huế

Đặng Tiến
12.10.2010

Nhạc sĩ Phạm Duy không có quan hệ dây mơ rễ má gì với đất Huế và người Huế, nhưng xứ Thần kinh đã để lại trong nhạc phẩm anh nhiều âm hưởng và hình ảnh sâu đậm, đặc biệt sau bốn lần ghé Huế: 1944 khi đi hát rong ; 1946 sau Cách mạng Tháng 8, từ chiến khu Nam Bộ về Bắc; 1948 trong kháng chiến chống Pháp ; và 1953 khi về thành.

1948, từ chiến trường Bình Trị Thiên chống Pháp, Phạm Duy về hoạt động tại vùng địch hậu Đại Lược và nhiều đêm bí mật về gặp gỡ cán bộ, nghệ sĩ nội thành tại Vỹ Dạ, thời điểm sáng tác bài Về Miền Trung:

Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa,
Con sông xưa, thành phố cũ...

Read more ...

Tạ ơn đời, tạ ơn anh

Nguyễn Mộng Giác
Văn Học số 21 

Lần tôi và Nguyễn Xuân Hoàng đến nhà Phạm Duy ở Midway City (mà Phạm Duy ưa dịch thành "Thi Trấn Giữa Ðàng") thực hiện một cuộc phỏng vấn, anh có trách chúng tôi viết quá bi quan. Nguyễn Xuân Hoàng vừa cho xuất bản cuốn truyện "Người đi trên mây", nên Phạm Duy trách Nguyễn Xuân Hoàng hờ hững với cuộc sống hôi hổi trước mắt. Còn tôi, anh nửa đùa nửa thật bảo đã "Ngựa nản chân bon" quá sớm.

Thú thật lúc đó tôi ậm ừ chấp nhận ý kiến của anh mà lòng ấm ức. Tôi thầm chống chế bằng lý luận rằng thế hệ chúng tôi trải qua những kinh nghiệm khác với thế hệ đi trước. Chúng tôi, những kẻ nay ở vào tuổi từ 40 đến 50, đã từng sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, bước vào tuổi trưởng thành đúng vào lúc cuộc chiến tranh lên đến hồi ác liệt nhất, chiến trường thì đẫm máu, thành thị thì xáo trộn, lòng người thì phân hóa, hoang mang. Còn nhớ thời thập niên 60, hai câu thơ Vũ Hoàng Chương tôi thích nhất là trong kịch thơ Vân Muội:
Nhớ thuở xưa chưa có ta thì đường đi thênh thênh
Kịp đến khi có ta thì chông gai mông mênh
 
Thuở đường đi thênh thênh ấy là thuở Phạm Duy. Tôi nghĩ vậy.
 

Read more ...