PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Chương 1 - Nhạc Kịch Nhân Gian

Nửa Thế Kỷ Phạm Duy - Phần I Người Nghệ Sĩ - Chương 1 Nhạc Kịch Nhân Gian

Toàn bộ tác phẩm của văn hào Honoré De Balzac mang cái tên là Hài Kịch Nhân Gian (Comédie Humaine). Trong đó có hầu hết các nhân vật thuộc các thành phần xã hội hoạt động trong những môi trường rất phức tạp, từ ông nhà giàu keo kiệt, đến vị thầy thuốc miệt vườn, từ người bệnh tưởng đến người nữ đầy tớ thô kệch. Tôi xin gọi toàn thể tác phẩm của Phạm Duy là Nhạc Kịch Nhân Gian.Tuy rằng âm nhạc không dựng nhân vật như tiểu thuyết nhưng khi đọc xong cuốn NGÀN LỜI CA của Phạm Duy, ta thấy như đã sống qua vô số những mảnh đời cùng với những nhân vật hoạt động và tiếng khóc tiếng cười. Những nhân vật này tôi chia ra nhiều loại.

Trước hết là loại bao gồm những nhân vật có tên tuổi, hình dáng, nội tâm, tình cảm rất gần với nhân vật tiểu thuyết. Đó là:

...bà mẹ Gio Linh, bà mẹ Phù Sa, một người mang tên Quốc, người anh đưa em đến trường, hai người lính, người con gái Việt xa rời tổ quốc v.v...

Tới loại bao gồm những nhân vật có danh xưng, không có tên riêng nhưng rất tiêu biểu. Đó là:

...người thương binh đi giết giặc trở về, người thương binh cày ruộng, tráng sĩ mài kiếm dưới trăng, chinh phụ, chiến sĩ cụt đầu, bà mẹ quê, đôi vợ chồng quê, em bé quê, bé chăn trâu, thợ cày, công nhân, thợ chài, thầy cúng, cường đạo, tướng cướp, các cô gái đủ lứa tuổi, các chàng trai đủ hạng, thầy giáo, cô giáo, kép cải lương, thiên thần, ma quỉ, kẻ ăn chơi, gái điếm, trí thức, du kích, tổng thống, ăn mày, người lính trẻ v.v..

...Chúa Giê Su, Đức Phật, Nguyễn Du, Kiều, Sylvia Vartan, Thanh Nga, Frank Sinatra, Chú Cuội, Hằng Nga, Giáng Hương, Trương Chi, Mỵ Nương, Giặc Hán, Quân Đội Mỹ, Adam, Eva, Horace, Cesar, Mao Xếnh Sáng v.v... Kể không hết.

...chim (36 loại), trâu, bò, ngựa, voi, hùm, nai, giun, dế, ve, kiến, ong, nhện, tò vò, muỗi, bướm...

Loài thảo mộc thì gồm:

...hoa hướng dương, hoa tường vi, hoa quì, hoa phượng vĩ, hoa hồng, cây tràm, cây đa, cây trúc, cây dừa, cây tre, cây chuối, cây kơnia, cây vú sữa, rêu, rong, vườn đào, cỏ trinh nữ, trái sầu riêng, cam, quýt, bưởi...

Tất cả người và vật kể trên sống trong thiên nhiên vô cùng phong phú:

... đồng lúa, nương rẫy, núi sông, biển, lạch, nguồn, khe, ngòi, vườn, nhà sàn, lâu đài...

Nói về thời tiết thì ta thấy có:

...Xuân, Hạ, Thu, Đông, nắng nôi, mưa gió, sóng gió, bão táp, chiều, hoàng hôn, binh minh, đêm tối, đêm trăng, xế trưa...

Nói về thời đại và địa danh, nơi chốn thì có:

...Việt Nam ba miền, Lê, Lý, Trần, Cần Vương, Thăng Long, Ải Chi Lăng, Tao Đàn, Yên Thế, Việt Bắc, Lạng Sơn, Cai Kinh, Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang, Trường Sơn, Hoành Sơn, Mê Linh, Hoa Lư, Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Tháp Rùa, Tháp Vàng, Đèo Cù Mông, Cà Mau, Hà Tiên, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Lai, Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Lô, Đức Quốc, Cali, Minnisota, Texas, Louisiana, Mississipi, Sông Seine, Danube, Tây Ninh, Paris, Thành Hồ, Địa Ngục, Âm Ty...

Những tác động của các nhân vật là:

...xuất quân, khởi hành, về quê, leo núi, cưỡi ngựa, đi trong mùa xuân, đi trong đêm, chia ly, mong chồng, thương nhớ, xum họp, lao động, cuốc đất, cầy bừa, tát nước, gặt hái, gánh lúa, đi học, đám cưới, đám ma, ôm nhau bên khóm trúc, bên cột đèn, hát hò đối đáp, tìm mộ bia, gọi con, giết nhau, cầu kinh, ru con, gánh thùng bánh ế, goi người bên kia, lên mặt trăng, phá then vàng vào vườn hoang...

Kể cả những hành động ít thơ mộng như:

...vén quần lội qua khe, coi khỉ đột hiếp dâm quan tòa, sửa vú, sửa mông, chửi đổng, nhìn lồn, cầm cặc...

Tình cảm nhân vật thì là:

...yêu nước, yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên, yêu con người nói chung, yêu cha mẹ, thù ghét, giận hờn, hy vọng, tuyệt vọng, đau khổ...

Ngôn ngữ của tác phẩm:

... Nam, Trung, Bắc, bình dân, quí phái, thanh, tục, tiếu lâm, vè, hò, hài hước, nghệ sĩ.

Thiệt là thiên hình vạn trạng, không sao kể xiết.

Tất cả những nhân vật, bối cảnh, tình cảm, ngôn ngữ, hoạt động kể trên đây là một phần lớn học được từ toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy. Đúng là một cái nhân gian. bao gồm cả loài người đông đảo đang xôn xao hoạt động, đang cười, đang khóc với giọng điệu lúc trầm lúc bổng, khi nhặt khi khoan. Do đó mà tôi gọi nó là một nhạc kịch nhân gian Đặc biệt trong nhạc kịch vĩ đại này có hai nhân vật mà tôi muốn nhắc đến sau cùng. Đó là:

...MẸ VIỆT NAMCÂY LÚA.

Có thể nói hai nhân vật này là nét đan thanh nổi bật của họa sĩ Phạm Duy mà tôi sẽ đề cập ở những chương sau.


Xuân Vũ