PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời

Chương 28

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Tôi vào đời như một loài cỏ dại
Và lớn lên như một lũ thú rừng
Xương thịt mẹ cha cho cùng tiếng khóc
Anh em mỗi người tặng chút yêu thương...
Yên Thao ( ?)

Biển Mũi Cà Mâu

Đồng Minh đổ bộ lên Âu Châu. Paris đã được giải phóng. De Gaulle về nước nắm chính quyền. Toàn Quyền Decoux được mật lệnh tổ chức lật Nhật ở Đông Dương. Quân Đội Nhật mất Miến Điện và Phi Luật Tân, e ngại Đồng Minh có thể đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Nhật Bản triệu hồi Đại Sứ Yoshizawa, bổ nhiệm Matsumoto, một nhà ngoại giao nổi tiếng cứng rắn. Không khí căng thẳng giữa Quân Đội Nhật và chính quyền bảo hộ ở Đông Dương.

Xem tiếp...

Chương 27

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về...
Ca Dao


Sông, Rạch miền Lục Tỉnh

Hai gánh hát Cải Lương ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU và NAM HỒNG với đào kép toàn gốc gác Bắc Kỳ mà dám đi vào thi thố tài năng ở miền Nam, nơi sinh trưởng của nền ca kịch Cải Lương, thì thật là liều lĩnh. Không phải vì các gánh hát Bắc Kỳ thua kém các gánh hát Nam Kỳ về diễn xuất hay về bất cứ một điạ hạt nào khác như viết vở, đạo diễn, trang trí hay trang phục đâu ! Mà vì một bài hát quan trọng nhất của thế kỷ : bài Vọng Cổ.

Cho tới năm 1944, dù sân khấu Cải Lương đã đạt tới mức cao nhất sau những thời kỳ chuẩn bị (1912-1917), thành lập (1918-1922) với các hình thức CA RA BỘ, HÁT KIM THỜI và phát triển (1923-1944) với hai loại Tuồng Tầu, Tuồng Tây... nhưng sân khấu này đứng vững được trong suốt mấy chục năm trời là nhờ ở một bài hát mà toàn dân yêu thích là bài Vọng Cổ. Sau 1945, sân khấu Cải Lương nói chung sẽ đi tới giai đoạn phân hoá với các loại tuồng thấp kém như Tuồng La Mã, Ấn Độ, Nhật Bản v.v... nhưng bài Vọng Cổ bao giờ cũng vẫn là cột trụ của tuồng hát. Đào kép hát Vọng Cổ hay bao giờ cũng là đào kép chính, ăn lương to nhất và được quần chúng ái mộ nhất.

Xem tiếp...

Chương 25

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...
Jean Leiba


Bãi biển Phan Thiết

Chỉ còn ghé lại vài ba chỗ nữa là gánh hát sẽ tới miền Nam, sẽ tới thành phố Saigon, mục đích của chuyến đi xuyên Việt này đây.
Trước mắt chúng tôi là Phan Rí, Phan Thiết... Rồi là Biên Hoà, cửa ngõ vào Saigon. Từ nay trở đi gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU sẽ phải so tài với những gánh hát nổi danh khác ở đây rồi nghe ! Phải tranh thương rồi đó ! Anh Chúc phải đem hết kinh nghiệm của nghề nghiệp vào việc lấy rạp ở miền Nam. Không giỏi giang và nhanh chân nhanh tay là bị gánh hát khác lấy tranh rạp ngay. Kẹt rạp là một khốn khổ cho bất cứ gánh hát nào.

Xem tiếp...

Chương 26

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Saigon đẹp lắm !
Saigon ơi ! Saigon ơi !
Y Vân

Xe thổ mộ - Chợ Bến Thành - Ngày xa xưa

Cùng với gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU đi qua những rừng cao su để vào tới Biên Hoà, tôi bỗng nhớ lại những chuyện phiêu lưu của anh Tường, người phu cạo mủ cao su, con ông Cả Bịp ngày xưa. Hồi đó tôi cứ tưởng tượng đất sống của những tay được gọi đích danh ''anh chị Sè gòn'', giang sơn của đám người tứ chiếng giang hồ phải là nơi đầy hiểm nguy và bất trắc. Bây giờ tôi thấy phong cảnh của miền Nam không có gì hung dữ, huyền bí mà hiền lành và óng ả quá chừng với mầu xanh man mác của rừng và mầu đỏ êm đềm của đất.

Xem tiếp...

Chương 24

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ...
Hàn Mặc Tử -- DALAT TRĂNG MỜ


Dalat - Hotel Palace

Nhưng trước khi leo lên được một nơi thần tiên là Đà Lạt, gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU tới hát ở Phan Rang. Những ngày lưu lại ở tỉnh này không có gì là đáng kể nếu tôi không có một kỷ niệm đẹp...

... Vào lúc tôi bước vào nghề hát, đã làm gì có báo chí chuyên môn loan tin về những hoạt động của kịch trường hay âm nhạc. Chưa có những vị phóng viên hay ký giả sân khấu để mình kín đáo bỏ vào túi họ tí tiền cà phê, nhờ họ viết bài quảng cáo, khen ngợi. Lúc đó chưa có một bài báo nào nói tới tôi hay nói tới những bài hát của Văn Cao cả. Nhưng tiếng đồn về anh du ca đầu tiên đi gieo rắc nhạc buồn đã được khá nhiều người trong mọi giới biết tới. Cho nên một hôm bỗng có xe hơi của ông tỉnh trưởng Phan Rang là Nguyễn Duy Quang tới rạp hát để đón tôi vào Dinh, giữa sự ngạc nhiên của nhân viên đoàn hát.

Xem tiếp...