PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

5. Quân Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Toàn Quốc Kháng Chiến - Quân Ca

Cùng một lúc với việc soạn thanh niên ca, tôi soạn những bài dành riêng cho Vệ Quốc Quân và gọi nó là quân ca. Khởi đầu là bài:

KHỞI HÀNH
(Tuyên Quang - 1947)

Một đoàn người trai hiên ngang
Ðeo trên vai nợ máu xương
Vui ra đi không buồn nhớ thương
Một nụ cười tươi trên môi, mắt sáng quắc
Ðang âm thầm hẹn cùng non nước đi muôn phương
Một rừng cờ phấp phới
Một mầu vàng chiêu dương
Và một nền vinh quang bằng máu
Một trời Việt yêu dấu
Một trời Việt mênh mang
Giục đoàn người lên đường hiên ngang.
Ngày nào phơi xác nhớ không
Thây rơi mênh mông trên khắp phố phường.
Thân ôm tường, đầu gục đâu
Ai trên đường, người nhuộm máu
Thây rơi trong đêm khuya lấp chiến hào.
Dòng máu căm hờn của muôn dân ta
Thiết tha kêu gào bao trai tráng lên đường
Quân đi chung một lòng thương.
Quân đi với tình yêu nước
Non nước ngậm ngùi còn thương bao quân
Ðây giây phút chia phôi
Quân ra đi không luyến tiếc đời
Vui xa xôi xin nhớ phút về
Ðem vinh quang tô thắm nước nhà
Giờ đây đoàn quân cứ tiến...

Trong thời kỳ thành lập của nền Tân Nhạc, lúc trước cũng đã có nhiều bài ca soạn theo thể hành khúc như GỌI BẠN LÊN ÐƯỜNG (Hoàng Qúy), TRÊN ÐƯỜNG XA (Lê Như Khôi), THANH NIÊN ƠI (Thẩm Oánh)... Nhưng phải đợi khi có Cách Mạng và Kháng Chiến thì hành khúc mới có sự sống, qua những bài DU KÍCH CA (Ðỗ Nhuận), DIệT PHÁT XÍT (Nguyễn Ðình Thi), ÐOÀN GIẢI PHÓNG QUÂN (Phan Huỳnh Ðiểu), TIẾN QUÂN CA, CHIẾN SĨ VIệT NAM (Văn Cao). Về những hành khúc của tôi, ngoài những bài soạn cho Vệ Quốc Quân, tôi còn soạn hành khúc cho thiếu sinh quân, dân quân, du kích quân...



THIẾU SINH QUÂN
(Việt Bắc-1947)

Ðoàn Thiếu Sinh Quân
Vượt đường chông gai và theo chí lớn
Khắp trời Việt, muôn dân đang cùng nhau reo hò
Quyết đi lên, nhịp nhàng theo chân toàn dân kháng chiến
Vang tiếng hò:
Thiếu Niên, ta đi lên !
Ðoàn chúng em đi, đồng lòng em đi và em quyết thắng
Không phân biệt em Kinh hay là em Mán, Mường
Thái hay Ðê, em là Việt Nam vùng lên chiến đấu
Khi căm thù dâng lên.
Ðoàn ta vui tươi đi trong nắng vàng
Hồn ta vươn lên như ánh chiêu dương
Thiếu Sinh Quân ! Thiếu Sinh Quân !
Như hoa mùa Xuân đang tắm nắng vàng
Thiếu Sinh Quân ! Thiếu Sinh Quân !
Ðây măng mọc lên trong vườn hận thù
Còn vang dư âm oán thù bao lũ giặc
Giục ta đi lên thiếu sinh Việt Nam...

Những bài cho quân đội hay cho dân quân như QUÂN Y CA, VIệT BẮC, ÐƯỜNG LẠNG SƠN, MỘT VIÊN ÐẠN LÀ MỘT QUÂN THÙ, LẬP CHIẾN CÔNG, RÈN CÁN CHỈNH QUÂN, DÂN QUÂN DU KÍCH, NGỌN TRÀO QUAY SÚNG v.v... thì có bài tôi còn thuộc, có bài tôi chỉ còn nhớ một hai câu mà thôi.

QUÂN Y CA
(Bắc Kạn-1947)

Ðoàn Quân Y, tươi cười ra đi
Từ khi...
(quên)

MỘT VIÊN ÐẠN LÀ MỘT QUÂN THÙ
(Thái Nguyên-1948)

Một viên đạn là một quân thù
Súng cầm tay, xây đời ấm no...
(quên)

DÂN QUÂN DU KÍCH
(Việt Bắc-1947)

Ðoàn quân du kích tiến
Khắp nơi tung hoành, ta đi lên, sức vô hình
Loài giặc nghe thấy run mình...
(quên)
Cướp súng giặc ! Giết giặc ! Ðánh úp thù ! Giết thù !
Ðoàn quân du kích chiến đấu ngay bằng gươm giáo...
(quên)

Mặt khác, với thể hành khúc (cũng như về sau này với thể dân ca và với bài NGƯỜI LÍNH BÊN TÊ) tôi còn soạn một bài hát cho công tác địch vận, là bài:

NGỌN TRÀO QUAY SÚNG
(Bắc Giang 1947)

Ngọn trào quay súng giết quân thực dân
Anh em ta mau lên đường về miền quốc gia Việt Nam
Ôi hiên ngang những anh hùng chiến sĩ
Coi khinh quân thù đã phá nhà tù đi
Về đây trong thi đua chiến công oai hùng một mùa
Về đây nghe rừng sâu hú hồn quân Pháp gian ác
Về đây ta hát vang trên đường quật cường huy hoàng
Về đây chia với nhau hạnh phúc.
Quay súng ! Quay súng ! Giết quân thực dân
Quay đầu gươm giết quân tham tàn Việt Nam ! Việt Nam !
Quốc gia tưng bừng đang đón chờ đàn con. . . . . . . . .
Mầu cờ phấp phới phất trên ngọn tre
Trông xa xa bóng quân về, mà lòng khát khao tình quê
Ôi quê hương, những con đường kháng chiến
Dân theo cụ Hồ đã phất cờ vùng lên...
(quên)

Cũng nhờ cuộc kháng chiến mà thanh niên Việt Nam mới thấy được cảnh đẹp của non sông gấm vóc nơi quê hương. Lúc đó Văn Cao soạn bài BẮC SƠN. Tôi soạn hai bài hành khúc -- hay gọi là quân ca cũng được -- về vùng thượng du Bắc Việt là VIệT BẮCÐƯỜNG LạNG SƠN. Tôi chỉ còn nhớ vài ba câu của bài là VIỆT BẮC nhưng bài ÐƯỜNG LẠNG SƠN, bài sẽ dắt tới bài NƯƠNG CHIỀU thì tôi còn thuộc cả bài.

VIỆT BẮC
(1947)

Việt Bắc (ứ ư ) Việt Bắc (ứ ư )
Chốn đây rừng rú (ú u)
Chốn đây rừng núi (ý y)
Chốn đây chiều sương âm u
Chốn đây toàn dân biên khu
Theo Cha già tiến ra một mùa Thu...
(quên)
Rừng còn mịt mùng
Ðang chờ loài giặc đến
Núi rừng chập chùng lên
Sẽ là mồ thực dân.

ÐƯỜNG LẠNG SƠN
(Lạng Sơn-1947)

Ðường Lạng Sơn âm (u ù) u
Gà bình minh kêu lơ (ơ) thơ
Rừng êm ái thức giấc trong sương mờ
Ðồi núi bâng khuâng vươn (ư) vai
Vừa mới tan cơn mê (ê) say
Chợt nghe thấy tiếng chim hát vang trời.
Biên khu ù u ! Biên khu ù u !
Tia vàng son xuyên qua lau mờ
Về trên suối khói lên làn mơ
Nắng trôi về, xuôi biết bao thương nhớ
Biên khu ù u ! Biên khu ù u !
Nghe đồi nương khuyên nhau mong chờ
Người lên chốn đất thiêng rừng xa
Sống thanh bình cuộc đời khoai sắn ngô.
Ðồi nương xanh, xanh núi xanh lơ
Rừng cây xanh, xanh lá bên hoa
Mầu áo chàm phất phơ trong mây mờ.
Nhà sàn cao tuy mái thô sơ
Người dừng chân bên suối nên thơ
Mùa Ðông tới lửa vui bếp lò.

Ðường mòn leo lên cheo (eo) leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu
Ðồng lúa chín sóng cuốn theo chân đèo.
Người đứng cao trên chơi (ơi) vơi
Nhìn khắp nơi sao yên vui,
Rừng u ám biết thua sức muôn đời.
Biên khu ù u ! Biên khu ù u !
Vang thời quân Chi Lăng reo hò
Rừng im bóng những oan hồn xưa
Những đêm mờ ôi thoáng nghe tiếng hú.
Biên khu u ù ! Biên khu u ù !
Ta nhìn qua Cai Kinh ngang tàng
Chờ tiếng gió Bắc Sơn lùa sang
Biết say đời, cuộc đời trai nước Nam.
Ðường quanh co, co suối quanh co
Từ đâu xa, xa gánh đưa đưa
Mầu áo chàm líu lo câu vui đùa.
Ðời đang như chiếc áo thơm tho
Chợ chiều tan trong khói lam mơ
Sầu đem tới bản thôn tít mù...

Cũng ở vùng Lạng Sơn này và cũng trong chiến dịch biên giới 1947, tôi soạn một hành khúc mang tên của một địa chiến là: BÔNG LAU. Tôi cũng quên hết lời ca và nhạc điệu rồi, chỉ còn nhớ vài câu...

BÔNG LAU RỪNG XANH PHA MÁU
(Lạng Sơn - 1947)

Bông Lau ! Bông Lau !
Rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh nghìn đời về sau
Khi quân ta tiến ra....
Là quân Pháp một đi không về...
(quên)


Phạm Duy