PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tác Phẩm Tác Phẩm

Chương 15

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Cô hái mơ ơi
Không trả lời tôi lấy một lời...
Nguyễn Bính

Hưng Yên 1940, với Lê Hồng Giang, Lê Duy Kỳ

Lúc này Nhật Bản đang tiến hành công cuộc chiếm đoạt toàn thể vùng Đông Nam Á. Sau khi Nhật thả bom cảnh cáo xuống Hải Phòng, Pháp đã phải thoả mãn những yêu sách như cắt đường tiếp tế quân cụ cho Trung Hoa, để cho Nhật đóng quân ở nhiều vị trí chiến lược, bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thu mua những hạt thực vật như lạc, vừng để ép lấy dầu chạy máy. Với chính sách tiết kiệm nhiên liệu, với những cuộc tập phòng thủ thụ động... người Việt Nam đã khởi sự sống trong tình trạng chiến tranh rồi.

Xem tiếp...

Chương 14

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới hai mươi...
KHÚC HÁT THANH XUÂN


Phan Kế An vẽ tôi khi đang cùng học trường Mỹ Thuật. Trở về Hà Nội 50 năm sau, An cho tôi bức hí họa này.

Bước vào tuổi 19, tôi đã ra khỏi vòng cương toả của gia đình để bước hẳn vào đời sống thực tế tại một tỉnh biên giới xa xôi hẻo lánh và tôi cũng tìm thấy thú vui trong sự phiêu bạt (!) đầu tiên của đời mình.

Được sống trong một khung cảnh mới lạ hợp với sự hiếu kỳ của một thanh niên vừa lớn lên, được khoác bộ áo công nhân chỉ thấy thơm mùi mồ hôi và thán khí, nhất là tự thấy mình đã nuôi được mình rồi, không phải sống nương nhờ ai hay sống dưới quyền độc đoán của ai nữa -- ông chủ hay ông Cai đều là những người dễ thương -- thật là khoan khoái ! Có tiền (dù chẳng là bao), có bạn, có người tình, có những ngày đêm không trống rỗng. Yêu con người, yêu cảnh vật, yêu cuộc sống, thật là hạnh phúc ! Tôi còn muốn gì hơn ?

Xem tiếp...

Chương 12

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây...
Đặng Thế Phong

Ngã Năm vào các Phố Hàng Gai, Hàng Đào thời xưa...

Học chưa hết một niên khoá, tôi bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ Thực Hành vì tôi phạm kỷ luật hơi nhiều : đánh nhau, bị cấm túc mà trốn ra khỏi trường. Tội nặng nhất là có một hôm, phạm một lỗi lầm nào đó nhưng không chịu được cái bợp tai của Besancon, tôi chửi nhau với xếp xưởng ! Lại còn giơ búa định đánh nó nữa. Tôi bị đuổi ra khỏi trường ngay lập tức. Sợ ông anh quá, tôi không dám về nhà, đáp xe hàng về Trạm Chôi ở với gia đình vú...

... Sau vài ba tuần trốn mặt ông anh, tôi lò mò về nhà và bị đuổi ngay xuống garage ở. Thế là sau khi đã bị coi như đứa bé rắn đầu ương ngạnh, với sự bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ, tôi trở thành mục tiêu của sự dè bỉu nơi hai người anh ruột và anh rể. Một buổi tối nào đó, trong bữa cơm, không nhớ một trong hai người anh nói một điều gì quá đáng, tôi đập cửa ra đi. Đúng như lời mỉa mai của người anh rể, thường cho tôi là một kẻ sansfoutiste, tôi ''đếch'' cần tới sự vồn vã thương yêu hay sự che chở nâng đỡ của người lớn nữa rồi.

Xem tiếp...

Chương 13

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Biệt Ly ! Nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay...
Dzoãn Mẫn

Nhà ga Hà Nội thời xưa

Bây giờ là năm 1939. Nhạc Cải Cách (hay là Tân Nhạc Việt Nam) đã bắt đầu đi vào thời kỳ thành lập với những nhạc phẩm rất hay như Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh), Trên Thuyền Hoa (Văn Chung), Thuyền Mơ (Dương Thiệu Tước), Cô Lái Thuyền Mơ (Dzoãn Mẫn)... Tôi say mê ngồi chép ra và hát lên những bài hát rất lãng mạn này nhưng không bao giờ tôi dám nghĩ rằng nay mai mình sẽ sống bằng cái gọi là nhạc cải cách hay là tân nhạc cả.

Xem tiếp...

Chương 11

Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời
Ai đưa ta tới chốn này
Bên kia Toà Án, bên này Sainte Marie...
Ca Dao của học sinh Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội


Dấu tròn đen : Sinh viên Phạm Duy Khiêm, Ecole Normale Supérieure, 1933
(Người đánh dấu X là Georges Pompidou, sau này làm Tổng Thống Pháp)

Đời tôi đang êm ả trôi bên mẹ hiền, hằng ngày nhẩy xe điện đi học trường Thăng Long hoặc thơ thẩn đi chơi trong khu Ngũ Xã. Bỗng nhiên một hôm, anh Khiêm phán :

-- Không cho thằng này đi học chữ nữa !

Cho tới năm 1974, một năm trước khi anh tôi qua đời, tôi không hiểu vì sao người anh lại ghét mình. Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần. Sau khi bố tôi chết, anh ấy vào sống nội trú trong trường, cuối tuần mới về nhà. Lối đùa chơi với hai em nhỏ của anh rất khác thường. Anh nắm hai tay một thằng em, nhấc bổng lên rồi quật xuống đất như người ta làm xiếc vậy. Hai anh em tôi không bị gẫy tay hay gẫy cẳng cũng là chuyện lạ.

Xem tiếp...