PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Phê Bình & Nghiên Cứu Về Âm Nhạc Phạm Duy Phê Bình & Nghiên Cứu

Dạ Lai Hương

Hình như là cơ thể chúng ta thích ứng với ngoại cảnh nhanh hơn tâm tư, vì tâm tư con người thường hay đọng vào quá khứ.

Dạ Lai Hương

Người viết ngẫm thấy vậy khi con gái qua miền Ðông mấy ngày dự đám cưới của em họ, một cô bé họ Dương.

Lớn lên tại vùng Virginia từ bé, vào đại học tại Maryland và lấy chồng xong mới qua sống bên California, cháu giật mình vì bốn lần bị muỗi đốt ngoài vườn dưới khí trời hâm hấp! Ðất cũ không khoảng khoát như tại California dù Cali chỉ có hai mùa, chứ miền Ðông mới có bốn mùa rõ rệt.

Xem tiếp...

Như là lòng tôi

Tình cảm với thiên nhiên là đề tài phong phú của nghệ sĩ sáng tác. Trong lãnh vực âm nhạc, hầu hết các nhạc sĩ đều có ít nhiều những ca khúc xưng tụng quê hương.

Một dòng sông hiền hòa, một con suối mơ mộng, một đồi cỏ xanh tươi, một con đê vắng, một lũy tre còm, một làn khói rơm tỏa màu lam trong tiếng sáo diều... đã được diễn bằng nhạc, hát bằng lời từ trong các ca khúc của chúng ta. Thiên nhiên này quá quen thuộc, hiền lành, ngọt ngào thân ái, vì chúng ta sinh ra và lớn lên ở những nơi đó.

Ðau đớn thay khi mình lại mất không gian và tâm cảm này vì phải rời bỏ quê hương ra đi.

Rồi đến một nơi chốn xa lạ, chúng ta lại gặp một thiên nhiên khác.

Từ một quê hương xinh xắn, nhỏ bé, có khi chúng ta đã vượt qua dăm ba ngả đại dương hay lục địa để tới một nơi gọi là tạm cư. Thật ra, bước chân thất thểu lạc loài của chúng ta mới chỉ đến một cõi tạm dung mà thôi, chứ khi ấy mình đã biết thế nào là hoàn cảnh định cư vĩnh viễn.

Xem tiếp...

Hoa xuân và Phạm Duy

Nét đặc trưng và sự diệu kỳ của mùa xuân chính là hoa. Thật vậy, mỗi khi xuân về thì hoa lại khoe sắc muôn màu muôn vẻ, hoa mang hương sắc cho đời, nhưng hoa cũng còn mang hương cho lòng người nữa. Lắm khi nâng niu một bông hoa đẹp, ta thấy hồn mình lắng xuống là vậy, và nếu đó là một đóa hoa xuân, thì sự quý giá được cảm nhận hơn lên nhiều lần.

Hoa Xuân - Ý Lan trình bày


Biết bao nhiêu năm rồi, nghe lại bài hát Hoa Xuân của Phạm Duy mãi vẫn không thấy chán, cho dù cái bài hát này ra đời lúc tôi chưa sinh ra, chưa có mặt trên dương thế này mà cảm nghiệm (1953). Nay đầu đã bạc, răng đã long, chỉ còn đôi ba cái rung rinh rủng rỉnh, thế mà nghe lại vẫn thích, điều ấy chứng tỏ sức sống mãnh liệt của bài hát trải qua năm tháng cũng như sự trường tồn của một ý nhạc đẹp như lời thơ. Cái nét nhạc dịu dàng như mùa xuân đang len qua kẻ lá mà về với nhân gian, về với lòng người nghe nó êm ái như tiếng ru vậy, mặc dù ông chỉ dùng những nốt nhạc rất đơn sơ, vô cùng đơn sơ, không cần cầu kỳ như Cung Tiến hay Phạm Đình Chương, thật dễ hát dễ nghe nhưng lại thật hay và vô cùng có hồn. Ai đã từng sáng tác thì chỉ cần cảm nghiệm mấy nốt nhạc trong dòng đầu này thôi thì cũng đủ tôn ông là bậc thầy rất phải phép. Thật vậy, có cao xa gì đâu? Chỉ bốn nốt nhạc dệt vào nhau tạo nên câu hát rất tuyệt vời: Mi đồ mi sol la, sol đố…

Xem tiếp...

Phạm Duy and Modern Vietnamese History

The history of the Vietnamese in the twentieth century is the still incom­plete story of a people's continuous material and spiritual self transformation as they sought, and gradually found, the means to replace ancient structures, thoughts, and habits with new ones that would enable them to throw off the yoke of colonial domination and enter the modern era, with identity intact, as a strong and free member of the world community.

In this article I propose to look at the musician Phạm Duy, born in 1921 in Hanoi and currently living again in Vietnam after a nearly thirty-year sojourn in Midway City, California, as one of the witnesses and spokesmen of this history. Fate and a series of personal decisions conspired to put Phạm Duy at the heart of the transformative processes taking place in his society, and his career as an artist enabled him to give expression to these processes in a way that was heard by great numbers of his compatriots.1

Xem tiếp...

Phạm Duy, “Nhớ người ra đi”

Lê Hữu
2.2.2013

"Mộ tôi sẽ nằm trên môi
những người hát Tình Ca."
(Phạm Duy)

"Trong đợt lưu diễn ở miền Cao-Bắc-Lạng, một buổi nọ, sau ít màn trình diễn ca-vũ-kịch cho đồng bào thưởng thức, một 'bà mẹ quê' bước ra xin được hát tặng anh chị em trong đoàn văn nghệ một bài hát cổ truyền. Chúng tôi vỗ tay hoan nghênh. Bà mẹ đằng hắng, lấy giọng, rồi hát:

Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
mà không nhớ thương người mẹ già...

Tôi đứng lặng người. Đấy là bài "Nhớ người ra đi" của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là... của tôi nữa. Nó đã là của quần chúng mất rồi! Tôi cảm động quá, muốn khóc òa lên..."

Phạm Duy

Người kể câu chuyện trên là nhạc sĩ Phạm Duy. Câu chuyện làm ông "cảm động quá, muốn khóc òa lên" ấy xảy ra vào năm 1950, năm ông 29 tuổi. Ông đã ghi lại những dòng cảm xúc ấy trong tập hồi ký của mình (Hồi Ký Phạm Duy–Tập II, Chương 17) vào năm 1989, năm ông 68 tuổi.

Xem tiếp...

"Hè 42" - Tản mạn về "Nhạc Ngoại Lời Việt"

 

...Hè đã tới rồi
Mùa hè cười vui
Cởi phăng áo đời
Hè đi phơi phới
Hè ru sóng nguôi
Nhẹ như ra khơi
Hè hâm nóng nơi
Nằm trên cát chơi
Hè ân ái ơi


Đó là một phần lời dịch sang tiếng Việt của nhạc sĩ Phạm Duy từ bài The Summer Knows của Michel Legrand. Tôi thích cả bài dịch này lắm, vì nó có cái gì đó rất mạnh bạo, quên sự đời, bất chấp hậu quả của cái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu. "Cởi phăng", "phơi phới". Tôi thấy được một cách diễn tả khác về mùa hè của nhạc sĩ, cũng "bạo phổi" như hai bài nhạc hè khác của ông là "Hạ Hồng" và "Ngày Tháng Hạ".

Xem tiếp...

Nhận diện về một con người nghệ sĩ

Nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy là con của nhà văn được nhiều người biết đến Phạm Duy Tốn, điều đó cho thấy đây cũng là trường hợp gà nòi. Phạm Duy từ 13 tuổi đã lang bạc đây đó ngoài đời, điều đó đã cho thấy tính chất nghệ sĩ có hơi bạt mạng của ông, và cũng cho thấy ông không phải là người ưa khuôn khổ, ưa học hành theo cách bình thường. Song với sở học có thể nói chưa có gì gọi là đạt, các dòng nhạc và ca từ Phạm Duy viết ra đều mang tính chất là người hiểu biết, trí thức, điều ấy cho thấy người nhạc sĩ là người có tri thức và có tài năng văn hóa thật sự. Tài là cái gì không phải hoàn toàn rèn luyện mà có được, cái bản chất bẩm sinh đó ở Phạm Duy chính là một điều quý như thế. Có thể nói tính cách của Phạm Duy là người nhạc sĩ, người nghệ sĩ của nhân dân, của quần chúng. Các nhạc phẩm của ông luôn có tính dân ca, tính trữ tình dân dã hoàn toàn phản ảnh điều ấy. Ông là người có tài thật sự, một bài nhạc có thể làm trong năm mười phút chỉ là chuyện bình thường, cũng chẳng khác gì những nhà thơ, những họa sĩ có tài cũng như thế. Tức đặt bút là thành nhạc, đặt bút là thành thơ, đặt bút là thành tác phẩm hội họa mà chẳng phải mất công hoặc bận tâm gì nhiều.

Sự nghiệp cả ngàn bài nhạc với lời ca của Phạm Duy chứng minh điều đó. Nhạc của ông rất phổ biến vì nó đi vào lòng người một cách hoàn toàn tự nhiên, thoải mái. Có nghĩa Phạm Duy sống với nhạc, với tâm hồn, tình cảm, ý thức, hiểu biết, khát vọng, tính nghệ sĩ của mình trong sáng tác âm nhạc mà không phải coi sáng tác âm nhạc như một công việc nghệ thuật thuần tùy bề ngoài hoặc làm dáng, khoa trương thân thế. Chính kiểu sống thực với cuộc đời, với nghệ thuật như vậy mà Phạm Duy trở thành người rất nổi tiếng và người cũng rất mang tiếng.

Xem tiếp...

Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành

 "Mày phải bỏ cái tính "chơi" của mày đi."

Phạm Duy kể lại những lời này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói với ông năm 1950 lúc ông lên Việt Bắc tham dự Đại hội Văn nghệ Nhân dân.  Điều may cho chúng ta, những người yêu nhạc Việt, là Phạm Duy đã biết rằng mình không thể nào bỏ "tính chơi" ấy.  Lãnh đạo văn nghệ của Việt Minh đã nhận ra tài năng của ông và muốn khai thác tài năng ấy.  Họ ưu đãi Phạm Duy cho kết nạp Đảng, làm đại diện liên hoan ở nước ngoài, được thưởng huân chương và thành một cán bộ văn nghệ đàng hoàng.  Lúc ấy Phạm Duy đang ăn lương của Việt Minh.  Ông đã lưu diễn và đi thực tế nữa để sáng tác những tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc kháng chiến ấy.  Song, mặc dù ông thuộc vào cơ chế, Phạm Duy có một cá tính độc lập.

Còn tính chơi ấy có thật.  Lãnh đạo bảo phải "khai tử" một bài ca "chơi"  nóii về một cuộc tình là Bên Cầu Biên Giới nhưng Phạm Duy thấy khó chịu và không chấp nhận. Tất nhiên chỉ nói đến "tính chơi" không thể nào đủ và xứng đáng khi nghĩ đế ông. Ông tôn trọng nghệ thuật của mình, tôn trọng dân Việt Nam và nhân loại nữa. Tôi nghĩ như thế thực sụ phải gọi là tính nghiêm túc.

Xem tiếp...

Về bài MỘT BÀN TAY của Phạm Duy

Khi một hài nhi rời lòng mẹ, vật đầu tiên nó tiếp xúc là bàn tay của người đỡ đẻ. Ngày trước người giúp cho sản phụ sanh con gọi là bà đỡ, vì công việc chính của người đàn bà này là dùng hai tay của mình đón đứa bé vừa chui ra. Bà phải “đỡ” nó, tức là dùng bàn tay nâng phía dưới cho nó khỏi rơi xuống, và giúp nó ra khỏi lòng mẹ một cách suông sẻ. Có bài hát nào ca ngợi giây phút đầu đời ấy của bé không? Có, bài Một Bàn Tay của Phạm Duy:


Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời
Bàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái!
Nhạc ru tiếng khóc trần ai.
 
Động tác “đưa anh ra khỏi lòng người” đúng là của bàn tay bà đỡ. Sau chín tháng mười ngày “anh” được mẹ cưu mang lớn dần trong môi trường êm ấm, nhưng khi đã lớn đủ thì phải rời khỏi chỗ cư trú sung sướng nhưng bắt đầu chật chội ấy để mà chào đời. Đột ngột thay đổi môi trường sống, hài nhi choáng ngợp với bầu không khí quanh mình mà bắt đầu từ giây phút này chính nó phải hít thở lấy để sống, phản ứng đầu tiên của nó là la lên, phát thành tiếng oe oe đầu tiên, mà Phạm Duy gọi là “kêu lên hơi thở tuyệt vời”, cái giây phút đầu tiên tiếp xúc với khí quyển, làm bật lên tiếng kêu, “tiếng khóc trần ai”, để đánh dấu một đời sống bắt đầu!

Xem tiếp...

Mấy ý nghĩ chung quanh HÀNH TRÌNH ÂM NHẠC PHẠM DUY

Phạm Duy đã hát một đời qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, từ thời nhạc tuổi xanh đến thời kì ngạo nghễ hào khí của kháng chiến, từ tiếng hát vững chãi khẳng định dáng đứng Việt Nam đến tiếng hát sâu lắng của cõi tâm, từ tiếng hát về niềm yêu thương bao la của mẹ đến tiếng hát phẫn nộ, tiếng hát về những bi kịch của đời người, hay lời hạnh phúc của những người yêu nhau. Cuộc đời sáng tác của ông cũng rất dài, bao trùm qua nhiều thế hệ. Trong vòng 60 năm góp mặt, Phạm Duy đã hát về rất nhiều đề tài, phản ảnh những tâm cảnh khác nhau của một người Việt Nam trước cuộc sống đa dạng: lắm vinh quang nhưng cũng rất nhiều khổ nhục.

Bài hát đầu tiên của ông là một bài thơ phổ nhạc: Cô Hái Mơ (1942) cách nay đúng 60 năm. Ca khúc này ra đời trong buổi bình minh cuả "nhạc cải cách", sau này gọi là "tân nhạc". Dù không phải là người sáng tác ca khúc tân nhạc đầu tiên, ông vẫn nghiễm nhiên là một trong số những nhạc sĩ tiền phong của phong trào tân nhạc trong buổi đầu. Trong suốt sáu mươi năm sáng tác, Phạm Duy đã đem đến cho công chúng Việt Nam ngàn lời ca, đã làm rung động nhiều thế hệ. Có thể nói là trong sáu mươi năm qua, không thế hệ người Việt nào là không "nợ" Phạm Duy một món nợ tình cảm là được lưu dấu xúc cảm của riêng mình trong ít nhất là một khúc hát của ông.

Xem tiếp...