PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy

Chuyện Phạm Duy và Thái Hằng

Văn Quang
3.2.2013

Amnhac.fm - Bài này trích từ nguyên bản "Chuyện Phạm Duy và chuyện Tết ở VN"

Viết thì thừa, không viết thì thiếu. Đó là chuyện nhạc sĩ Phạm Duy vừa ra đi và chuyện Tết nhất ở VN. Bởi cả hai thứ chuyện này đã có nhiều người tường thuật rồi. Bài nào cũng dài thoòng. Đọc trên net và được bạn bè "năm châu bốn biển" gửi cho, đọc mệt nghỉ. Ấy thế nhưng mấy ông viết chuyện hàng ngày hàng tuần, cộng tác thường xuyên với các báo đều... tự ý thức được phải "mùa nào thức nấy". Những chuyện "đại sự" không thể bỏ qua. Thế nên tôi cũng có bổn phận phải hầu chuyện với bạn đọc về hai cái thứ chuyện "đại sự" này, chưa nói đến việc các ông chủ bút mấy tờ báo nhắc khéo: "Chắc kỳ sau anh viết bài về Tết VN nhỉ? Có ông hỏi khéo hơn "Ông Phạm Duy từ trần ở VN, trong tòa soạn, anh là người gần nhất, chắc anh biết nhiều". Ông nào cũng đúng cả.

Phạm Duy
Gia đình Phạm ở cư xá Chu Mạnh Trinh

Tôi phân vân vì kỳ trước tôi đã hứa với độc giả sau bài "văn hóa hòa cả làng" sẽ bàn tiếp về các thứ văn hóa khác đang khiến dư luận nổi sóng. Nhưng có đến hai ông chủ bút nhắc khéo tôi về đề tài Tết và Phạm Duy nên tôi đành tạm ngưng chuyện văn hóa lại rồi ra giêng ngày rộng tháng dài tha hồ bàn chuyện văn hóa linh tinh. Xin nói "chuyện xưa" về anh Phạm Duy trước.

Xem tiếp...

Phạm Duy - Kỷ Niệm tập sách 36 năm trước

Huyền Lam
27.1.2013

Không ai phủ nhận Phạm Duy là nhạc sĩ vĩ đại của nền tân nhạc VN. Hình như không có nhạc sĩ nào để lại lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng như ông. Ngày từ giã cõi trần, rất nhiều người viết lời thương tiếc, ca ngợi sự nghiệp của ông. Riêng tôi muốn ghi lại kỷ niệm nho nhỏ đã hơn 30 năm vẫn còn gìn giữ.

Tự Học Đệm Guitare Để Hát 40 Ca Khúc Việt Nam

Năm 1975 khoảng 125,000 người Việt di tản đến Hoa Kỳ tản mác khắp nơi trên quốc gia rộng lớn này. Dạo ấy không có Vietnam town, không có cộng đồng người Việt đi trước, nên những người ra đi năm 1975 phải mò mẫm đối phó với bao trở ngại. Nội việc học lái xe, kiếm việc làm tạm sống qua ngày đòi hỏi nổ lực hết mình, huống gì mơ ước nhà hàng Việt, chợ Việt là điều không tưởng.

Xem tiếp...

Đưa nhau tìm động hoa vàng

Hiếu Dũng - Ngân Vi
4.1.2012

Theo lời Phạm Duy, trong các mối thâm giao, người mà ông thương nhất chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư. Bên cạnh những tác phẩm: Gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng thị..., thi sĩ này còn góp phần vào sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Phạm Duy bằng mười bài đạo ca - một mảng thật sự ý nghĩa và quan trọng đối với cuộc đời ông.

Phạm Thiên Thư và Phạm Duy
Phạm Thiên Thư và Phạm Duy

Xem tiếp...

Những bóng hồng trong thơ nhạc[5]: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”

Hà Đình Nguyên
12.11.2011

Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi... U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng mình là người "nghiện yêu", mỗi tình khúc đều liên quan đến một cuộc tình.

Đọc hồi ký của ông (4 tập), mới vỡ ra nhiều điều trong tình trường của Phạm Duy. Điều thú vị là người đưa ra lời khuyên "Muốn biết Phạm Duy yêu như thế nào, những người phụ nữ đó là ai thì nên đọc Hồi ký Phạm Duy" lại chính là ca sĩ Tuấn Ngọc (con rể của nhạc sĩ Phạm Duy). Đó là vào tối 5.10.2011 trong buổi dạ tiệc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ, được tổ chức tại tư thất của ông bà Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM để chào mừng nhạc sĩ James Durst từ Mỹ sang Việt Nam thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Đêm đó đứng trước mặt ông bố vợ chỉ cách hai bước chân, Tuấn Ngọc thủ thỉ, tâm sự, đôi khi hóm hỉnh - như khi nói về bài hát Tình kỹ nữ: "Tôi chưa có kinh nghiệm về cái thú "kỹ nữ" mà bây giờ người ta gọi là... "bia ôm", nhưng hồi ấy, mới 25 tuổi mà Phạm Duy đã viết ra những câu như thế này "Ta ôm người đẹp trong tay, bên nhau mà lòng xa vắng. Ta nâng niu làn dư âm của khách năm xưa yêu nàng..." thì đó không phải là cái hời hợt của đám thanh niên "ăn bánh, trả tiền" nữa rồi, mà là vượt thoát ra khỏi cái tầm thường. Con nói thế đúng không bố?". Phạm Duy chỉ cười rung mái đầu bạc trắng với những lọn tóc xoăn...
 

Xem tiếp...

Những bóng hồng trong thơ nhạc: Ngày xưa Hoàng Thị...

Hà Đình Nguyên
5.6.2011

Phạm Thiên ThưĐầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...

Từ tiếng hát cao vút của Thái Thanh, những ca từ của Ngày xưa Hoàng Thị chấp chới đi vào hồn người: "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Chim non lề đường, nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê...". Phải nói rằng, dạo đó thơ Phạm Thiên Thư là hiện tượng, bởi sau thành công của Ngày xưa Hoàng Thị, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thêm liên tiếp những ca khúc từ thơ Phạm Thiên Thư: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Người ta đua nhau tìm đọc thơ Phạm Thiên Thư - một tu sĩ Phật giáo - bởi hơi hướm thơ vừa nhuốm mùi thiền vừa vương tình trần. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư quá hay mà thơ 4 chữ (như bài Ngày xưa Hoàng Thị) lại cũng tuyệt... Chẳng thế mà tập thơ Đoạn trường vô thanh (hậu Kiều) của ông được trao Giải nhất văn chương - thể loại trường ca (Sài Gòn - năm 1973)... Rồi người ta đoán già, đoán non cô Hoàng Thị Ngọ là ai mà có sức hấp dẫn đến thế, khiến cho người thơ đã nương cửa Phật vẫn phải vướng mùi tục lụy?

Xem tiếp...