PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy Chuyện Về Âm Nhạc Phạm Duy

Cung Bậc Phạm Duy

Cổ nhân trân trọng với nghệ thuật, người nghe và người diễn không ồn ào, không đại chúng như thời mới. Có khi hai người, như Kim-Kiều, lẳng lặng nhìn nhau, tâm sự qua tiếng đàn, chau mày đau xót, xốn xang cõi lòng. Các cụ có đi hát ả đào thì cũng chỉ dăm người, cầm chầu, điểm xuyết, không gian thân mật, trong căn phòng nhỏ, mái nhà ấm cúng, đèn leo lét, lơ lửng khói thuốc lào...



Thời ấy qua đi, xênh phách xếp xó, tân nhạc bắt đầu trong những quán rượu Tây, khiêu vũ, nhạc Pháp, Tây Ban Nha, Tango, Valse... lịch sự lãng mạn, đam mê chất ngất nhưng thời đầu chỉ dành cho giới trí thức thành thị, thập niên 1930, 1940 mở màn cho giai điệu mới, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Phạm Duy... làn nhạc trữ tình tiếp tục khuynh hướng Thơ trữ tình từ trăm năm trước và Phạm Duy là người đã nối cầu nhạc dân dã với âm nhạc Tây phương, dân ca trở thành âm nhạc mang hồn Việt dù khoác áo solfège Âu, cả lớp bình dân cũng ngâm nga hát theo được, đấy là công và tài của Phạm Duy. Mấy chục năm sau, trong không khí bom đạn, làn nhạc than van, triết lý bình dân của Trịnh Công Sơn nắm bắt được quần chúng thành thị, đang đau giữa cuộc chiến, đang khóc giữa mấy lằn đạn, nhập vào với luồng phản chiến quốc tế đúng lúc, lời nhạc rất Tây, âm điệu nhẹ nhàng, rủ rỉ Nam ai, trở thành một loại dân ca mới, dân ca cho dân trí thức thị thành, cao hơn dân ca bình dân nông thôn thập kỷ 1940-50 của thế hệ cha chú.

Xem tiếp...

Nhớ về Trần Thiện Thanh

Nói đến những sáng tác của Trần Thiện Thanh, người ta thường nghĩ ngay tới hai dòng nhạc: nhạc tình và nhạc lính. Thật ra hai dòng nhạc ấy vẫn là một, bởi cũng giống như Lam Phương hay Anh Bằng, nhạc lính của Trần Thiện Thanh chỉ là nhạc tình trong thời chiến. Anh chia sẻ tâm sự người quân nhân xa nhà, anh cảm thông nỗi niềm người tình hay người vợ đợi chờ ở hậu phương. Thế hệ mai sau sẽ thấy nhạc Trần Thiện Thanh là những trang sử viết gọn, ghi dấu một thời khói lửa trên quê hương Việt Nam.



Xem tiếp...

Bố Già Và Tôi

1945

Nếu tiếng mẹ và lời ru đã ở bên tôi "từ thuở nằm nôi" thì nhạc Phạm Duy cũng đã gắn liền với đời tôi từ tấm bé. Tôi sinh năm 1937 thì bài hát đầu tiên của Phạm Duy, "Cô hái mơ," phổ nhạc thơ Nguyễn Bính, đã có mặt từ 1942. Ký-ức sớm nhất của tôi về tân-nhạc gắn liền với nhạc sinh-hoạt của tuổi trẻ đầu thập niên 40 của thế-kỷ trước ("Lam-sơn giáng sinh anh-hùng / Tài cao tâm trí lớn lao..." nhạc Tây lời ta hát theo điệu "Auprès de ma blonde," rồi "Ngoài kia mưa rơi tí tách / Kêu trong đây chúng mình cùng ca / Và ca cho lên cho tươi / Cười mặc cho ông Trời càng mưa" hay nhạc Hoàng Quý như "Tiếng chim gọi đàn") nhưng một hơi mới đã đến với chúng tôi qua những nhạc-bản của Hùng Lân ("Việt Nam minh-châu trời Đông"), Văn Cao ("Chiến-sĩ Việt Nam," "Hải-quân Việt Nam" và "Không-quân Việt Nam" dù như lúc đó ta chưa hề có hai binh-chủng này, và vâng, cả "Tiến-quân-ca" nữa), Nguyễn Đình Thi ("Diệt Phát-xít") v.v.

1945, tôi, 8 tuổi, được bố đưa về chữa răng ở thủ-đô, ngẫu-nhiên được chứng-kiến cuộc "tổng-khởi-nghĩa" và "cách mạng mùa Thu" ở Hà-nội. Tuy còn nhỏ, tôi nhớ rất rõ là "lực-lượng cách mạng" của Việt-minh lúc bấy giờ không quá mấy chục ngoe, chia ra làm dăm ba toán lính cầm súng cầm cờ, đi trên mấy cái xe cam-nhông nhà binh màu cứt ngựa mới tịch-thu được của Nhật, cho xe lượn qua lượn lại trên các đường phố hô khẩu-hiệu, vẫy cờ để mong cho người ta nhận ra mình là ai.

Xem tiếp...

Phạm Duy - Một Người và Mọi Người … Cùng Trên Một Chiếc Thuyền

Văn hoá quyết định mọi thứ trong xã hội và tương lai của dân tộc. Đó là niềm tin của tôi. Văn hoá tôi muốn nói tới ở đây là "culture" của một đất nước chứ không phải chỉ là văn hoá nghệ thuật. Những đặc tính văn hoá có ảnh hưởng quyết định đến mọi việc từ lớn tới nhỏ, từ cấu trúc chính quyền và cách làm chính trị của con người, cho đến cách thức giáo dục và sự tổ chức của hệ thống giáo dục. Và chúng cũng quyết định cách làm việc, giao tiếp hàng ngày, cách ăn nói, đi đứng, sự sáng tạo, và trí thông minh của con người. Mặc dầu mọi thứ trong xã hội đều tác động qua lại lẫn nhau (ví dụ chính trị có thể quyết định hình dạng văn hoá trong một thời kỳ, hoặc trí thông minh của con người sẽ góp phần tạo nên màu sắc văn hoá của đất nước), nhưng nhìn chung văn hoá có tác dụng mang tính chất cốt lõi hơn, bao quát hơn, và kéo dài liên tục từ quá khứ đến hiện tại, cho tới tương lai xa.

Cũng như các nền văn hoá khác, văn hoá Việt Nam có cái hay và có cái dở. Nếu may mắn chúng ta sẽ có nhiều nét hay và ít nét dở, và nếu may mắn chúng ta sẽ bị tác động của nhiều yếu tố đẹp hơn yếu tố xấu. Những nét văn hoá không hay có thể ảnh hưởng tới con người một cách không công bằng lắm, và tôi muốn được bàn về tác động của những đặc tính đó đối với sự suy nghĩ và hành xử của chúng ta, đồng thời bàn về một nhân vật cũng bị tác động bởi những yếu tố văn hoá đó như mọi người; đó là nhạc sĩ Phạm Duy.

Xem tiếp...

Giới hạn của âm nhạc tình dục

Thực tế, không phải đến CD "Thằng mõ 1" của nhạc sĩ Ngọc Đại, người ta mới được nghe những bài ca ngợi nhục tình được hát lên bằng thứ tiếng Việt mô tả chính xác, không tránh né, không che mờ ngữ nghĩa bằng hệ thống ẩn dụ hay biểu tượng.


Từ giữa thập niên 80, nhạc sĩ Phạm Duy đã khai thác đề tài này khi ông đang sống ở Mỹ, nơi đời sống tình dục vừa qua cuộc giải phóng thoát khỏi vòng cương tỏa của truyền thống. Được một chương trình phát thanh đặt hàng, ông bắt tay sáng tác cũng như viết lời Việt cho nhiều bài hát nhục tình nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Kết quả là những "Tình tự ca", "Đêm hôm đó", "Emmanulle", "Nô lệ ái tình", "Người tình bên gối"...

Xem tiếp...

Giáo sư ngôn ngữ học Eric Henry: Nhạc VN ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn tôi

Giáo sư Ngôn ngữ học Eric Henry: Tôi rất yêu thích sự luyến láy trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam, ví dụ như các bài dân ca 3 miền, như lời ầu ơ ví dầu…

Ông ERIC HENRY là giáo sư của Đại học Chapel Hill - Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Khoa Á Châu của trường có 15 giáo sư giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của khá nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Việt Nam… Ở đó, có 5 người dạy tiếng Trung Quốc, ông là 1 trong 5 người ấy. Ông cũng là giáo sư duy nhất dạy tiếng Việt. 75 % học sinh khoa Việt ngữ là sinh viên Việt Nam - Việt kiều thế hệ thứ 2. Mùa hè này ông chọn Việt Nam làm điểm đến. Ông sẽ đi thăm nhiều nơi, suốt từ Nam ra Bắc…  Chúng tôi đã tình cờ gặp ông trong một buổi tối ở một quán café “hát với nhau”. Ông ngồi lắng nghe tiếng hát của các ca sĩ không chuyên và thỉnh thoảng gõ nhịp theo những bài hát. Khi biết chúng tôi muốn được phỏng vấn, ông vui vẻ nhận lời và đã tự chọn địa điểm là quán café góc đường Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đình Chiểu vào 8 giờ 30 sáng hôm sau.Không gian trong trẻo, êm đềm của buổi sáng chủ nhật ở quán NIRVANA (Niết Bàn) dường như đã làm tăng thêm phần ý nhị cho cuộc trao đổi. Buổi trò chuyện thật thú vị vì ông đã trao đổi với chúng tôi hoàn toàn bằng tiếng Việt. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên về sự am hiểu của ông về kho tàng âm nhạc Việt Nam.

Xem tiếp...

Phạm Duy, Đại Lực Sĩ

Nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả những cuốn văn xuôi chất ngất mộng giang hồ THIẾU QUÊ HƯƠNG, MỘT CHUYẾN ĐI, thường thích viện dẫn Paul Morand, Khi tôi chết, xin hãy mang da tôi ra làm chiếc va ly. Để cho bộ da của người suốt đời say mộng phiêu bồng được tiếp tục di chuyển. Giả thuyết da của những người thường xuyên nay đây mai đó được tôi luyện bởi nắng gió trên khắp hoàn vũ mang sử dụng làm va li tốt hơn da của những cậu con nhà lành không bao giờ vượt thoát được ra khỏi thị trấn của mình trong suốt một đời người, những bộ da của Paul Morand, của Nguyễn Tuân sẽ được những người làm va li ưu tiên để thực hiện những chiếc va li hiếm quý. Ngay như trên căn bản của giả thuyết này, và nếu như làm nghề thuộc da làm va li, tôi cũng sẽ chỉ mua hai bộ da của Nguyễn Tuân và Paul Morand với ưu tiên hạng hai. Tôi biết có một bộ da còn hiếm quý gấp bội, không thể không dành ưu tiên một cho việc tạo mãi và chế biến nhằm hoàn thành chiếc va li hiếm quý. Đó là bộ da của Phạm Duy. Nếu như vị ác thần có trong tay ba bộ da một nhà văn Pháp, một nhà văn Việt Nam và một của nhạc sĩ Việt Nam vừa được nhắc tới, vị ác thần sẵn sàng cho tôi lấy da của ba người văn học nghệ thuật này để làm va li, nhưng chỉ được chọn một trong ba bộ da quý mà thôi, tôi sẽ không ngần ngại chọn bộ da Phạm Duy.

Phạm Duy di chuyển nhiều ở mức kỷ lục, không một nghệ sĩ Việt Nam nào ở trong cũng như ngoài nước có thể so sánh được, mà ngay cả Paul Morand và Nguyễn Tuân cộng lại cũng còn ở dưới cả mức kỷ lục đó rất xa.

Xem tiếp...

James in SaiGon to Honor Pham Duy

 James Durst & Phạm Duy - 2011
James Durst visit Pham Duy in SaiGon - 2011.

After 37 years, in October of 2011 I returned briefly to Vietnam to honor my friend Pham Duy on the occasion of his 91st birthday. Even though Pham Duy was born October 5, 1921, the Vietnamese begin counting "one" at birth. He is that nation's 'Pete Seeger/Woody Guthrie', singer/composer of poems, operas, symphonies and thousands of songs, and we had toured together throughout South Vietnam in the spring of 1974 at the invitation of the US Information Service.

Xem tiếp...

Phạm Duy và Tiếng Hát Quê Hương

Giao Chỉ
3-1976

(Amnhac.fm) - Bài nay trích từ tạp ghi Cõi Tự Do tương thuật lần đầu tiên ban nhạc gia đình Phạm Duy với thành phần không đầy đủ trình diễn tại Chicago vào mùa Xuân năm Bính Thìn 1976.

Trong thời gian vừa qua tôi có cơ hội nghe gia đình Phạm Duy trình diễn hai lần. Lần thứ nhất vào dịp Việt Nam họp mặt tại Chicago nhân ngày Tết Bính Thìn. Lần thứ hai tại Bloomington cũng trong ngày họp mặt, kỷ niệm một năm bỏ nước ra đi.

Lần đầu nghe Phạm Duy trình diễn ở Chicago đã gợi cho tôi thật nhiều kỷ niệm. Tôi còn nhớ hôm đó là ngày Chủ Nhật và nhằm ngày mồng hai Tết Âm Lịch. Tất cả anh em bè bạn và gia đình chúng tôi cư ngụ ở khu vực Springfield trên dưới 40 người, sử dụng 6 xe khởi hành vào buổi sáng dưới trời mưa tuyết tầm tã. Đi hơn 200 miles để tới họp mặt tại Chicago. Chúng tôi đến với Phạm Duy như là đến với tiếng gọi quê hương. Lòng tràn đầy ước mong được gặp lại những người quen thuộc và cũng lại khung cảnh quen thuộc với những tiếng hát mà chúng tôi đang khao khát.

Thái Hằng, Thái Hiền và Phạm Duy - Chicago 3.1976
Thái Hằng, Thái Hiền và Phạm Duy - Chicago 3.1976

Ban nhạc mà anh Phạm Duy gọi là gia đình Phạm Duy gồm có anh với chị Thái Hằng và ái nữ Thái Hiền. Chương trình của anh được gọi là "Để đóng góp vào tiếng hát chung của Hiệp Chủng Quốc."

Xem tiếp...

“Còn chút gì để nhớ” được phổ nhạc và hát lần đầu tiên tại Pleiku như thế nào?

Nguyễn Quang Tuệ
11/02/2013

(GLO)- Pleiku. Mùa mưa.

Khoảng năm 1970.

Vũ Hữu Định
Vũ Hữu Định

Trước một chút, tôi bị bắt quân dịch, rồi làm lính kiểng. Lo lót để được ở lại thị xã, công việc chủ yếu của tôi là... chơi nhạc. Pleiku hồi ấy được mệnh danh là thị xã của lính, thị xã của binh khí, xe pháo. Lính tráng có lúc nhiều gấp ba lần dân Pleiku.

Xem tiếp...