PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Tìm Hiểu Nhạc Phạm Duy Tìm Hiểu Nhạc Phạm Duy

Phạm Duy

Không gì hơn là hãy đi thẳng ngay vào các ca khúc của ông khi nói về nhạc sĩ Phạm Duy. Đồ sộ về số lượng: khoảng chừng 700, 800 bài. Đa dạng về chủ đề: ngoài tình yêu đôi lứa của riêng ông, người ta còn thấy ông ca tụng tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, cha, mẹ, người già, người trẻ, người kỹ nữ, anh thương binh... Riêng tình yêu, như ông từng nói, có tình yêu dành cho người già (Tình Cầm), người trẻ (Con Đường Tình Ta Đi), tuổi mới lớn (Tuổi Mộng Mơ), người nông dân (Tình Nghèo),... Phong phú về giai điệu: khó bắt gặp nơi ông hai nhạc phẩm gần gần giống nhau về giai điệu, mỗi bài một nét riêng, hơi hướng riêng.

Xem tiếp...

Cấu trúc nhạc trong dòng nhạc Phạm Duy

Bạn đọc thân mến, chắc đôi khi bạn có đặt câu hỏi những yếu tố nào đã tạo nên từng cá tính riêng của từng dòng nhạc? Tại sao dòng nhạc Từ Công Phụng lại rất da diết nhưng lãng đãng, rồi dòng nhạc Lê Uyên Phương nồng nàn, say đắm, Trịnh Công Sơn với ca từ bóng bẩy nhưng đơn giản về phần nhạc, v.v.? Từ khi tôi bước chân vào con đường tìm hiểu nhạc thuật của các vị trên, tôi luôn luôn có băn khoăn đó. Đại khái tôi hiểu là mỗi nhạc sĩ đều có một lối sáng tác riêng trong cách đặt ca từ, cách khai triển nhạc đề, sử dụng tiết tấu, cách tạo dòng chảy hợp âm, tạo đỉnh điểm, do đó tạo nên dòng nhạc riêng biệt (style hay signature) của mỗi vị. Nếu xét riêng về dòng nhạc Phạm Duy, tôi để ý thấy có một vài điểm chung và xuyên suốt trong các nhạc phẩm của ông, làm giai điệu trong nhạc của ông như có một cái nền xi-măng vững chắc để xây cột xây tường, xây lầu cao gác tía. Đó là cách tạo dựng phiên khúc, cách phát triển một đoạn nhạc từ một hay nhiều nhạc đề, cùng cách dùng nhạc đề để tạo điệp khúc. Mời bạn cùng tôi lần lượt điểm qua ba yếu tố này.

image001

Xem tiếp...

Dân Ca Mới và bài "Nhớ Người Thương Binh"

Trước hết, tôi xin phép được định nghĩa về DÂN CA VIỆT NAM.
 
Dân Ca Cổ (Ancient folk songs) còn tồn tại, nghĩa là còn thấy có ít nhiều sinh hoạt trong đời sống Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20, gồm các loại hát như ru, lý, hò, ví, xẩm v.v... thường là những câu thơ truyền miệng (oral poetry) được hát lên với nhạc điệu và nhịp điệu khác nhau, tùy theo địa phương và công dụng của bài hát hoặc của loại hát. Dân ca cổ vẫn được coi là sáng tác tập thể của nhân dân, của vô danh, dù đã có thuyết cho rằng nó cũng phải bắt đầu từ một người nào đó, trong một thời đại nào đó, rồi vì có giá trị cho nên đã được lưu truyền bằng cửa miệng và trở thành gia tài của tập thể.
 
Dân Ca Mới (New folk songs) phát sinh vào giữa thập niên 40 sau khi nền nhạc mới, được gọi là nhạc cải cách (về sau gọi là tân nhạc) vừa ra đời và chịu ảnh hưởng của nhạc Âu Tây, rồi vì muốn cho tân nhạc có dân tộc tính cho nên một số nhà cải cách thời đó đã quay về nghiên cứu dân ca cổ để khởi sự từ cái vốn cũ, sáng tác những bản nhạc mà họ gọi là dân ca cải biên, dân ca phát triển, dân ca phục hồi hay dân ca mới.
 
1947, sau 5 năm thử thách soạn nhạc cho thời đại, tôi thấy rằng muốn thành lập một nền âm nhạc cho Việt Nam thì phải hiểu biết dân ca cổ truyền rồi dựa vào đó để soan ca khúc mới. Học nhạc cổ điển hay nhạc tân kỳ của Âu Tây chỉ giúp chúng ta hiểu biết tài sản đồ sô của âm nhạc thế giới nhưng ta không cần phải lấy nhạc của ngoại quốc để làm khuôn ngọc thước vàng trong việc xây dựng một nền nhạc cho dân tộc mình.
 

Xem tiếp...

Vài cảm nghĩ về nhạc phẩm "Đường Em Đi" của nhạc sĩ Phạm Duy

Tình cờ tôi tìm thấy trên liên mạng một tập nhạc được scan lại, có tựa đề "Ngày Đó Chúng Mình Yêu Nhau". Tập nhạc được phát hành năm 1968, là một tập hợp "14 bài dành cho đôi lứa" do chính nhạc sĩ Phạm Duy tuyển chọn. Có một số bài tôi đã thử phân tích từ những ngày đầu mon men tìm hiểu cách soạn nhạc, như bài “Hoa Rụng Ven Sông”, “Mưa Rơi”, và “Ngày Đó Chúng Mình”. Rồi có một số bài tưởng như đơn giản, nhưng nay nhìn kỹ lại thì thấy chúng rất đặc sắc, kinh điển, dẫu chỉ là những phát triển đơn giản từ một nhạc đề chỉ có ba hoặc bốn chữ. Tôi muốn nhắc đến các nhạc phẩm như “ Đừng Xa Nhau”, “Còn Gì Nữa Đâu”, và nhất là bài "Đường Em Đi", soạn năm 1960, vài năm sau khi nhạc sĩ tự đi học nhạc ở Pháp. "Đường Em Đi" có những chuyển cung độc đáo, cách phát triển biến thể của nhạc đề thật thú vị. Nào, mời bạn cùng tìm hiểu một nhạc phẩm khác trong “Một trăm tình khúc của một đời người” – một tuyển tập các bài hát mà tôi tự lựa ra trên mười năm trước để dễ tập trung thưởng thức và nghiên cứu.



Xem tiếp...