Thời Kỳ Mù Mịt - Từ thời thượng cổ đến thế kỷ X

Nhạc sử của Việt Nam thời xa xưa rất mù mờ, ta chỉ biết nhạc Việt thời cổ xưa là : nhạc trống đồng, nhạc gồng, nhạc đàn đá và nhạc đàn tre giây nứa.... mang tính chất nhạc tiền sử, nhạc bộ lạc (pre-historic, tribal music). Trong đời sống âm nhạc của người Mường hồi đầu thế kỷ 20, một số nhạc cụ cổ xưa còn được dùng đến, như trống đồng chẳng hạn :

trngdong
Trống đồng

Việt Nam có nhạc cụ thuộc loại cổ nhất thế giới là đàn đá. Vài bộ đàn đá đã được tìm thấy ở Cao Nguyên :

danda
Ðàn đá Khánh Sơn (có tiếng trống đệm theo)

Nhạc cụ đương thời của người miền núi ở Cao Nguyên còn là đàn Tơ-Rưng tức là đàn võng, gồm nhiều ống nứa hay ống tre.

trung
Ðàn tre Tờ-Rưng

Loại nhạc thổi thì có kèn làm bằng vỏ bầu gọi là nboat, là sáo tre bốn lỗ v.v...

khen
Khèn

sao
Sáo dọc (4 lỗ)

Ngoài ra, người Thượng còn có những nhạc cụ khác như : Ðàn hơi ding but (hai bàn tay vỗ trước ống tre để tạo nhạc điệu, nhịp điệu), đàn tre giây nứa roding, đàn vỏ bầu brodung và giàn nhạc gồng với hai loại gồng phẳng và gồng bướu...

dingbut
Ðàn hơi ding but

gong1

gong2
Nhạc Gồng


Phạm Duy