PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Bầy Chim Bỏ Xứ Bầy Chim Bỏ Xứ

Bầy Chim Bỏ Xứ: Ðiềm Báo Trước Cuộc Trở Về

I. BÍ MẬT CHO CUỘC TRỞ VỀ CỦA DÂN TỘC DO THÁI

Lịch sử dân tộc Do Thái có ba cuộc trở về chính. Cuộc trở về đầu tiên được Kinh Thánh ghi lại trong cuốn Xuất Hành từ đất nô lệ Ai Cập. Cuộc trở về gần đây nhất sau gần hai ngàn năm vong quốc, được diễn tả điển hình qua cuốn Về Miền Ðất Hứa (Exodus) của Leon Uris với cao điểm là tuyên ngôn năm 1948 thành lập quốc gia Do Thái với thủ đô là Tel Aviv có nghĩa là Ðồi Xuân từ sa mạc cát bỏng hoang vu. Nhưng cả hai cuộc trở về này đều được hình thành với nhãn quan của biến cố then chốt: bí mật nào đã đưa đám dân lưu đày bên Babylon trong cảnh rã rời như một đống xương tàn có sức mạnh làm đứng lên như một đoàn người sống lại đầy sinh khí? Cũng chính bí mật này đã trở thành Con Ðường Mẫu cho tất cả các cuộc trở về của nhân loại, từ những hoán cải nội tâm cá nhân cho đến những cuộc phục hưng của cả một dân tộc.

Xem tiếp...

Cảm Nghĩ về Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ

Cảm nghĩ đầu tiên sau khi nghe xong Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ là một sự ngạc nhiên lớn lao. Ngạc nhiên vì nhạc sĩ Phạm Duy, một người đã sáng tác nhạc từ nửa thế kỷ nay, bắt đầu bằng những bản nhạc thời kháng chiến chống Pháp, đến nay vẫn tiếp tục sự nghiệp với những tác phẩm lớn lao như Bầy Chim Bỏ Xứ.

Nói về Phạm Duy, có lẽ không ai có thể viết hết về con người và sự nghiệp của ông, Phạm Duy đã đi vào dân tộc, quê hương, tình yêu... bằng âm nhạc. Kể từ những năm chống Pháp với những bản nhạc Kháng Chiến , rồi Dân Ca, Tâm Ca, Ðạo Ca, Tình Ca, Du Ca, Nhi Ðồng Ca, Ngục Ca, Rong Ca ... hàng Ngàn Lời Ca, dòng nhạc của ông đã thấm vào bao nhiêu thế hệ. Có lẽ to tát nhất là những bản Trường Ca Phạm Duy. Bắt đầu là Con Ðường Cái Quan, xong đến Mẹ Việt NamBầy Chim Bỏ Xứ. Phạm Duy gọi là Tổ khúc, nhưng theo ý tôi đây cũng là một Trường ca. Danh từ Tổ khúc được chọn có lẽ để cho phù hợp với câu chuyện của loài chim.

Xem tiếp...

Canh Khuya Tôi Khóc Bầy Chim Bỏ Xứ

Tôi lại thức thật khuya để được đo lường đêm dài... Một đêm dài hút sâu vô tận, một đêm dài thưởng thức tiếng nhạc gọi mời, réo rắt, tiếng nhạc thanh thoát điệu trầm bổng đã thực sự đưa hồn tôi vào cõi chơi vơi. Bầy Chim Bỏ Xứ tổ khúc tuyệt vời của người nhạc sĩ tuổi thất tuần đã khiến cho những người da vàng như tôi, sau những lần thưởng thức, chỉ muốn vội vàng đi tìm một người da vàng để cùng được khóc, để cùng được ngồi sát cạnh bên nhau chia sẻ niềm đau mất nước hay cùng rủ nhau xin được hóa kiếp Ðỗ Quyên chắp cánh trở về Quê Hương xưa yêu dấu...

Tiếng nhạc của anh nhiệm mầu thế đó. Có ai biết thế không nhỉ ? Tiếng nhạc bắt đầu tự bao giờ tôi chẳng biết. Nhưng có lẽ đã từ lâu lắm rồi. Từ cái thuở tôi chưa được thành hình, từ cái thuở xa xôi mẹ kể rằng mẹ đã hát véo von những bài hát của anh để nuôi nấng cái bào thai mẹ cưu mang; mẹ đã hát để dỗ tôi vào giấc ngủ nào là Nhạc Tuổi Xanh, Em Bé Quê, Bà Mẹ Quê, nào là Ru Con, Tình Nghèo, nào là Bà Mẹ Gio Linh, Con Ðường Cái Quan, Tình Hoài Hương, và Giọt Mưa Trên Lá. Mẹ cũng đã ngất ngây trong Mùa Ðông Chiến Sĩ, Xuất Quân, Nhớ Người Thương Binh, Nhớ Người Ra Ði, Nương Chiều, Tiếng Hát Trên Sông Lô trong những đêm đông lạnh, tay thoăn thoắt những mảnh áo đan buông sõng bên lòng. Nhạc đã ăn sâu vào tim óc anh, vào máu, vào hơi thở. Anh sáng tác nhiều và nhiều lắm, nhiều để ru tôi, ru tôi vào đời, ru những mảnh hồn người qua những mệnh nước nổi trôi, qua những lênh đênh đổi đời. Những tình khúc của anh đã nhẹ nhàng dìu tôi vào thế giới của người lớn, dễ thương như Cô Hái Mơ, réo rắt như Khối Tình Trương Chi, não nề như Phố Buồn, ray rứt như Nghìn Trùng Xa Cách, và diễm tình như Tiếng Ðàn Tôi. Nhạc anh sáng tác nhiều như những sợi tóc trắng bạc bồng bềnh trên mái đầu anh.

Xem tiếp...