PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Âm Nhạc Phạm Duy

  • All
  • Chương Khúc
  • Chủ Đề
  • Trường Ca
Xem thêm Tải tất cả chủ đề

Viết Về Phạm Duy Viết Về Phạm Duy

Phạm Duy

Không gì hơn là hãy đi thẳng ngay vào các ca khúc của ông khi nói về nhạc sĩ Phạm Duy. Đồ sộ về số lượng: khoảng chừng 700, 800 bài. Đa dạng về chủ đề: ngoài tình yêu đôi lứa của riêng ông, người ta còn thấy ông ca tụng tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, cha, mẹ, người già, người trẻ, người kỹ nữ, anh thương binh... Riêng tình yêu, như ông từng nói, có tình yêu dành cho người già (Tình Cầm), người trẻ (Con Đường Tình Ta Đi), tuổi mới lớn (Tuổi Mộng Mơ), người nông dân (Tình Nghèo),... Phong phú về giai điệu: khó bắt gặp nơi ông hai nhạc phẩm gần gần giống nhau về giai điệu, mỗi bài một nét riêng, hơi hướng riêng.

Xem tiếp...

Vài cảm nghĩ khi xem xong Blu-ray “100 Năm Phạm Duy”

Đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 102 của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi đặt trước và mua được Đĩa Blu-ray “100 Năm Phạm Duy” do gia đình Phạm Duy tự sản xuất và phát hành. Những thông tin chính thức về đĩa này đã được ghi nhận đầy đủ trên trang phamduy.com, vì thế tôi sẽ không nhắc lại. Một disclosure nho nhỏ, tôi và một người anh quen trên liên mạng và một số thân hữu đã ngồi xuống năm 2013 và tính đến chuyện làm phamduy.com bản mới. Tuy vậy, từ một năm sau, tôi không còn phụ giúp được gì nhiều cho anh trong việc upload và sửa chữa bài vở, chỉ đôi lần nhờ anh đăng một vài bài tiểu luận về nhạc thuật Phạm Duy mà thôi. Tôi cũng không liên lạc với ai trong gia đình Phạm Duy từ đó, ngoài chuyện lâu lâu gửi anh Duy Cường bài viết để xin anh ý kiến và xin phép đăng những ảnh cắt từ bài nhạc để minh họa tiểu luận. Vì thế, những cảm nghĩ sau đây là chủ quan của riêng tôi, cùng những ước muốn được thấy nhiều tài liệu cũ hồi sinh trong tương lai.



Xem tiếp...

Video Phạm Duy 100 Năm: Góc Nhìn Từ Gia Đình

Đĩa video âm nhạc Phạm Duy 100 Năm

Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…

Xem tiếp...

Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

Những kỷ niệm nhỏ

Lần đầu tiên tôi thấy được Phạm Duy bằng xương bằng thịt, đó là khoảng năm 1965. Phạm Duy đến Huế trong lúc phong trào sinh viên đô thị ở miền Nam đang ở cao điểm: những cuộc thảo luận về tự do, về phát triển đất nước, về văn học nghệ thuật, về chiến tranh và hòa bình, về phụng sự xã hội và vai trò của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam) đang sôi nổi trên các diễn đàn đại học do Tổng hội sinh viên thời bấy giờ tổ chức. Các cuộc thảo luận và những buổi văn nghệ do các ban nhạc nhà trường và đại học tổ chức đều được giới trí thức, nhất là giới sinh viên học sinh trẻ hưởng ứng và tham gia đông đảo, đã trở nên một phong trào. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, những sáng tác mới đang được phổ nhạc, tiêu biểu là các bài thơ của Thầy Nhất Hạnh (dạo ấy ở Huế chúng tôi gọi quý Hòa Thượng Cao Tăng là "Thầy"), Phạm Thế Mỹ, Phạm Duy... và về sau Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng...

Xem tiếp...

Phạm Duy giữa chúng ta

Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.

Nghe nhạc Phạm Duy, đôi lúc tôi nhận ra như nhu cầu của một người Việt. Nó thôi thúc và cồn cào. Thậm chí khi im lặng nghe mà cứ tưởng như mình đang cất tiếng, bởi lời ca đã âm vọng không biết bao điều. Và tôi cũng đã chứng kiến điều như vậy.

Xem tiếp...

Cái Tôi Của Phạm Duy Trong 'Xuân Ca"



Nhạc sĩ Phạm Duy có nhiều bài hát về mùa Xuân như “Nụ Tầm Xuân”, “Hoa Xuân”, Xuân Thì”, “Xuân Hiền”... Trong số đó có “Xuân Ca” (Saigon – 1961). Đây là bài hát tôi thường nghe và nó để lại ấn tượng trong tôi “cái tôi” của Phạm Duy.

Xem tiếp...

Mùa Xuân Trong Ca Từ Của Phạm Duy



Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của ông.

Trong bài hát “Một Bàn Tay” (Sài Gòn 1959), hình ảnh bàn tay được nhắc đi nhắc lại cùng với hình ảnh 4 mùa như thể bàn tay đi suốt cả thời gian, tạo nên những cung bậc tâm hồn của cuộc đời. Đây là cung bậc nhập vào cuộc đời đầy hân hoan, nhìn đâu cũng thấy Xuân, cũng thấy ai cũng đáng yêu, thấy ai cũng góp lòng vun xới tình người cao đẹp:

Xem tiếp...

Cấu trúc nhạc trong dòng nhạc Phạm Duy

Bạn đọc thân mến, chắc đôi khi bạn có đặt câu hỏi những yếu tố nào đã tạo nên từng cá tính riêng của từng dòng nhạc? Tại sao dòng nhạc Từ Công Phụng lại rất da diết nhưng lãng đãng, rồi dòng nhạc Lê Uyên Phương nồng nàn, say đắm, Trịnh Công Sơn với ca từ bóng bẩy nhưng đơn giản về phần nhạc, v.v.? Từ khi tôi bước chân vào con đường tìm hiểu nhạc thuật của các vị trên, tôi luôn luôn có băn khoăn đó. Đại khái tôi hiểu là mỗi nhạc sĩ đều có một lối sáng tác riêng trong cách đặt ca từ, cách khai triển nhạc đề, sử dụng tiết tấu, cách tạo dòng chảy hợp âm, tạo đỉnh điểm, do đó tạo nên dòng nhạc riêng biệt (style hay signature) của mỗi vị. Nếu xét riêng về dòng nhạc Phạm Duy, tôi để ý thấy có một vài điểm chung và xuyên suốt trong các nhạc phẩm của ông, làm giai điệu trong nhạc của ông như có một cái nền xi-măng vững chắc để xây cột xây tường, xây lầu cao gác tía. Đó là cách tạo dựng phiên khúc, cách phát triển một đoạn nhạc từ một hay nhiều nhạc đề, cùng cách dùng nhạc đề để tạo điệp khúc. Mời bạn cùng tôi lần lượt điểm qua ba yếu tố này.

image001

Xem tiếp...

Vài cảm nghĩ về nhạc phẩm "Đường Em Đi" của nhạc sĩ Phạm Duy

Tình cờ tôi tìm thấy trên liên mạng một tập nhạc được scan lại, có tựa đề "Ngày Đó Chúng Mình Yêu Nhau". Tập nhạc được phát hành năm 1968, là một tập hợp "14 bài dành cho đôi lứa" do chính nhạc sĩ Phạm Duy tuyển chọn. Có một số bài tôi đã thử phân tích từ những ngày đầu mon men tìm hiểu cách soạn nhạc, như bài “Hoa Rụng Ven Sông”, “Mưa Rơi”, và “Ngày Đó Chúng Mình”. Rồi có một số bài tưởng như đơn giản, nhưng nay nhìn kỹ lại thì thấy chúng rất đặc sắc, kinh điển, dẫu chỉ là những phát triển đơn giản từ một nhạc đề chỉ có ba hoặc bốn chữ. Tôi muốn nhắc đến các nhạc phẩm như “ Đừng Xa Nhau”, “Còn Gì Nữa Đâu”, và nhất là bài "Đường Em Đi", soạn năm 1960, vài năm sau khi nhạc sĩ tự đi học nhạc ở Pháp. "Đường Em Đi" có những chuyển cung độc đáo, cách phát triển biến thể của nhạc đề thật thú vị. Nào, mời bạn cùng tìm hiểu một nhạc phẩm khác trong “Một trăm tình khúc của một đời người” – một tuyển tập các bài hát mà tôi tự lựa ra trên mười năm trước để dễ tập trung thưởng thức và nghiên cứu.



Xem tiếp...

Thư từ, bài vở, hình ảnh, nhạc ... xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Shop

Hình Ngẫu Nhiên