PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Những Trang Hồi Âm Những Trang Hồi Âm

Đi Tìm Tiết Điệu

Những Trang Hồi Âm - Đi Tìm Tiết Điệu



Có lẽ tôi chưa có dịp nào để nói về việc đi tìm tiết điệu cho những ca khúc PD sáng tác từ lúc tôi bước vào nghề âm nhạc (1942) cho tới nay (2009). Bây giờ, vì có một người bạn chuyên về nhạc học muốn biết về một công việc cũng không kém phần quan trọng như công việc sáng tác giai điệu mà tôi đã nói ra trong những trang hồi âm trước... nên tôi cố gắng ngồi nhớ lại chuyện phóng tác nhịp điệu trong quá trình viết nhạc của tôi.

Xem tiếp...

Học Nhạc Classic

Những Trang Hồi Âm - Học nhạc classic

image001
Schubert

Tới khi anh Khiêm từ Pháp trở về VN, cả nhà dọn từ Phố Hàng Dầu lên đường Blocklauss Nord cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước, tủ sách của anh Khiêm chiếm cả một phòng trên gác, ngay cạnh phòng tôi ngủ. Tôi không những được đọc rất nhiều sách tiếng Pháp (lúc đó tôi 14 tuổi, đã đậu bằng Tiểu Học và đang theo học Trung Học tại trường Thăng Long), mà còn được nghe khá nhiều đĩa nhạc do anh Khiêm đem về từ Pháp. Thế là tôi bắt đầu được làm quen với nhạc cổ điển Tây Phương, không phải chỉ với những bài quá quen thuộc với dân yêu nhạc ở VN như Sérénade, Ave Maria của Schubert (nhờ phim chiếu bóng đã khởi sự có tiếng nói), mà là những bài như Élégie, Méditation de Thais của Massenet, La Norma của Bellini, Les Millions d’Arlequin của Drigo, một đoạn trong opera Le Barbier de Séville của Rossini v.v... Lúc đó, tôi đã đi vào tuổi 15 và đang học Trung Học.

Xem tiếp...

Trường Ca Hàn Mặc Tử

Những Trang Hồi Âm - Trường Ca Hàn Mặc Tử
  
image002

Phải nói rằng thơ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi từ khi tôi biết yêu những bài thơ đầu đời của ông và còn yêu cho tới bây giờ. Tôi làm quen với thơ Hàn Mặc Tử từ lúc còn đi học. Rồi theo rõi thơ ông cũng như những bài viết về ông. Đọc cuốn THI NHÂN VIỆT NAM thì thấy Hoài Thanh cho thơ Hàn Mặc Tử là quái dị.

Vũ Ngọc Phan thì viết :

'' Thơ Hàn Mặc Tử có những thi hứng dồi dào nhưng phần nhiều khúc mắc, nhạc điệu hình như không phải là phần quan hệ, lời thơ nhiều khi rất thô. Bệnh ông lại làm cho ông có những ý tưởng khác thường nên nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những ai muốn khảo sát về một tâm trạng, một tâm hồn đau khổ...''

Xem tiếp...

Thiền Ca (Hát Trên Ðường Về)

Những Trang Hồi Âm - Thiền Ca (Hát Trên Ðường Về)

image001

Vào năm 1988, soạn xong Mười Bài Rong Ca, tôi tưởng chừng như đã có thể kết thúc cuộc đời soạn nhạc của mình. Quá bận bịu với việc đi hát rong trên thế giới, tôi không có nhiều thì giờ để ngồi sáng tác. Vả chăng, vào lúc cuộc đời lưu dân đã trở nên khá buồn tẻ, coi như tôi đã cạn nguồn cảm hứng. Vậy mà không ngờ vào năm 1992, tôi lại viết thêm được một chương khúc 10 bài ca nữa !

Xem tiếp...

Rong Ca

Những Trang Hồi Âm - Rong Ca



Tôi viết nhạc từ 1942. Sau khi đã soạn ra khá nhiều đoản khúc (như Kháng Chiến Ca, Dân Ca, Tình Khúc v.v...) mỗi bài dài chừng năm, ba phút tạm gọi là tiểu nhạc... vào năm 1954, sau khi đi Pháphọc nhạc thêm, tôi mon menbước vào cái tạm gọi là đại nhạc, nghĩa là nhạc phẩm dài và lớn hơn, gồm :

* Trường Ca Con Đường Cái Quan (hoàn tất năm 1960), Mẹ Việt Nam (1964)...

* Chương Khúc Tâm Ca (1965), Tâm Phẫn Ca (1966)... tiếp tục với Bé Ca, Nữ CaBình Ca (1972)...

Xem tiếp...

Đạo Ca

Những Trang Hồi Âm - Đạo Ca

image002

Nhưng sự công phẫn của tôi qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ (và đi thêm một bước nữa là văng tục) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất : không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai : tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Có thể nói đó là một thứ triết lý nhẫn nhục, nhưng thực sự khi ta chịu đựng thời gian đau khổ của mình một cách chững chạc, thì ta tìm ra cái lớn lao. Và chính ở trong thái độ đó mà tôi đi ra khỏi phẫn nộ để đạt tới một thế quân bình mới.

Xem tiếp...

Tâm Phẫn Ca

Những Trang Hồi Âm - Tâm Phẫn Ca

image002
Saigon 1965

Sau khi Tâm Ca ra đời và là tiếng gọi của lương tâm trong một thời đại (từ 1964 trở đi...) mà tôi dùng hình thức Chương Khúc để đưa ra mười bài hát rất ư là tả thực, nói thẳng vào cái xã hội nát tan trước mặt.

Về hình thức, trong mỗi bài tâm ca, tôi dùng một nhạc đề trong một đoạn, rồi hai nhạc đề trong một đoạn... tôi còn dùng nhiều cách để phát triển nhạc đề thành một câu nhạc và phát triển hai nhạc đề (a và b) thành một câu nhạc v.v... Chưa kể vì tính chất ác liệt, khổ đau của xã hội, tôi phải nén lòng làm cho melody cũng phải trơ trụi, xác xơ, cục cằn.

Xem tiếp...

Tâm Ca

Những Trang Hồi Âm - Tâm Ca

image002

... Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Đội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghikhinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.

Xem tiếp...

Mẹ Việt Nam

Những Trang Hồi Âm - Mẹ Việt Nam

image001

Rất vững lòng sau khi soạn xong CON ĐƯỜNG CÁI QUAN vốn đã là sự phát triển về cả hai phần hồn, phần xác :

  • về nội dung thì vẫn là tình ca quê hương nghĩa là “khóc hay cười theo mệnh nước ca” nhưng rộng rãi, sâu đậmhơn những bài xưng tụng caTình Hoài Hương, Tình Ca, vì có lịch sử tính, có địa lý tính, có nhiều cảm tính khác nhau (êm đềm, giận dữ, phê phán, tha thứ v.v...) không chỉ ca ngợi một chiềumà thôi...

     

  • về hình thức thì đó là một sự phát triển về nhiều mặt : giai điệu, tiết điệu, hợp âm (chords), cấu phong (composition).

Xem tiếp...

Con Đường Cái Quan

Những Trang Hồi Âm - Con Đường Cái Quan


1960

Trước khi đi học về Sự Thành Hình Và Biến Hình của Ngũ Cung (La Formation et les Tranformations du pentatonique) ở Pháp, tôi đã vô tình sáng tác những bài hát (từ Nhớ Người Thương Binh tới Về Miền Trung) với gần như tất cả những nguyên lý mà các giảng sư đã hệ thống hóa hộ tôi.

Xem tiếp...