PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Ngàn Lời Ca Ngàn Lời Ca

42. Minh Họa Truyện Kiều Phần Hai

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Minh Họa Truyện Kiều Phần Hai
(Theo thơ Nguyễn Du)



Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền (Hà Nội).

*

Tôi đã khởi sự soạn ngay PHẦN HAI của Minh Họa Kiều trong khi đi lưu diễn tại Âu Châu vào tháng 7, 1997 (Tôi còn nhớ những đoạn đầu được soạn tại nhà anh Đoàn Xuân Kiên ở London). Với sự phân đoạn đã phác họa xong xuôi, phần này có thể được kết thúc ngay nhưng vì Duy Cường phải theo vợ về làm việc tại Việt Nam cho nên tôi đành phải đợi tới năm 2000 mới hoàn thành nó. Vả lại, tôi cũng không thấy cần phải tung ra PHẦN HAI ngay, hãy để cho PHẦN MỘT tung hoành một thời gian đã.

Xem tiếp...

41. Minh Họa Truyện Kiều Phần Một

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Minh Họa Truyện Kiều Phần Một


Buổi Ra Mắt Minh Họa Kiều



Trong số bạn bè thân thiết tới nghe MINH HỌA KIỀU, có Thái Thanh, Thanh Tuệ, Doãn Quốc Sỹ, Lý Đại Nguyên, Đoàn Thanh Liêm v.v... Sau buổi ra mắt đó, tôi lên đường lưu diễn với Minh Họa Truyện Kiều. 

Xem tiếp...

40. Truyện Kiều Và Tôi

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Truyện Kiều Và Tôi



Vài Lời Về Nhạc Phẩm Cuối Đời

Chẳng còn bao lâu là tới năm 2000. Tôi sẽ bước vào tuổi 80 và bước tới thế kỷ mới... Lúc đó, để ăn mừng tuổi thọ và ăn mừng một thiên niên mới cũng như để kết thúc cuộc đời ca nhân khá lâu và khá dài của mình, tôi sẽ hoàn tất một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca tôi đã chọn từ khi mới nhập cuộc đàn ca. Nhạc phẩm đó là Minh Họa Truyện Kiều mà tôi đang từ từ biên soạn. Tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm tác phẩm cuối đời vì thi phẩm này tiêu biểu cho tâm thức Việt Namtrong khi tôi đã giã từ loại nhạc thế tục để đi vào loại nhạc tâm linh. Tôi còn muốn trung thành với lý tưởng điều hợp xã hội bằng âm nhạc cho nên tôi muốn dùng lời thơ vĩ đại của Tố Như và nét nhạc nhỏ nhoi của tôi để làm nơi tự tình cho những ai đã chót lìa nhau, đã chót xa nhau hơn nửa thế kỷ.

Xem tiếp...

39. Nhạc Cảnh

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Nhạc Cảnh



Vào năm 1963, khi những hãng phim muốn có những nhạc cảnh để cho vào những cuốn phim của họ thì họ tìm đến tôi. Cho tới lúc này, tôi đã liên tục soạn nhạc cho phòng trà, nhạc cho sinh viên, nhạc cho người tình, nhạc cho người lính v.v... với những thể tài như đoản ca, trường ca, chương khúc... được coi như khá thành công (vì bán rất chạy). Nay có hãng phim mướn tôi soạn nhạc cảnh thì tôi cũng thử đi vào một giai đoạn mới là giai đoạn soạn nhạc cho sân khấu tức là soạn nhạc cảnh xem sao ?

Xem tiếp...

38. Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Nói Về Ca Khúc và Thơ Phổ Nhạc


Tranh Nguyên Khai

Vào năm 1970, nhà xuất bản BORDAS, Paris-Montreal cho ra đời một cuốn sách nhan đề LA LITTÉRATURE EN FRANCE DEPUIS 1945. Các tác giả là Jacques Bersani, Michel Autrand, Jacques Lecarme, Bruno Versier... đã cho rằng từ năm đó trở đi, Văn Học Pháp Quốc không phải chỉ là thơ, tiểu thuyếtkịch bản mà thôi. Vào thời đại này, trong văn học phải kể thêm truyện trinh thám, truyện bằng tranhca khúc.

Xem tiếp...

37. Trường Ca Hàn Mặc Tử

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Trường Ca Hàn Mặc Tử

Ave Maria
Linh hồn tôi ớn lạnh
ấn thần ơn thấn tử thấy long nhan
ấn thần ơn hơi thở chạm tơ vàng...
Thơ Hàn Mặc Tử



Trường Ca Hàn Mặc Tử 

Lời Nói Ðầu.- Tôi rất sung sướng được dùng lá thư và bài báo của hai người Việt ở London, Anh Quốc để giới thiệu một chuyến đi lưu diễn của tôi về TRƯỜNG CA HÀN MẶC TỬ (Phạm Duy).

Xem tiếp...

36. Thiền Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Thiền Ca
(Hát Trên Ðường Về)



Soạn xong MƯỜI BÀI RONG CA vào năm 1988, tôi tưởng chừng đã có thể kết thúc cuộc đời soạn nhạc. Quá bận bịu với việc đi hát rong trên thế giới, tôi không có nhiều thì giờ để ngồi sáng tác. Vả chăng, vào lúc cuộc đời lưu dân đã trở nên khá buồn tẻ, coi như tôi đã cạn nguồn cảm hứng... Vậy mà không ngờ tôi lại viết thêm được một chương khúc 10 bài ca nữa! Amen và A Di Ðà Phật...

Xem tiếp...

35. Mười Bài Rong Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Mười Bài Rong Ca
''Người Tình Già Trên Ðầu Non''



Trong hai năm 86-87, sau khi đã quyết định ngưng sáng tác để ngồi nhớ lại 50 năm soạn nhạc, ghi chép tất cả những lời hát mà mình còn nhớ được để in thành tuyển tập NGÀN LỜI CA thì tôi có hai tháng để hoàn toàn nghỉ ngơi và rong chơi như ý muốn. Trong thời gian này, cũng có một vài ba cái gì đó làm cho tôi nghĩ tới chuyện soạn thêm một loạt bài ca nữa, những bài ca mà tôi muốn được gọi tên là: năm 2000 ca. Nhưng, trước hết, tôi quá bận bịu với việc thực hiện cuốn sách NGÀN LỜI CA này, sau nữa cũng chẳng có ai -- kể cả tôi -- thúc bách mình làm công việc sáng tác, cho nên ý nghĩ đó được để qua một bên...

Xem tiếp...

34. Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca
Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ



Tôi là một nghệ sĩ có may mắn được tham dự và nói lên nhiều biến cố của Việt Nam trong thế kỷ 20, vào những thời điểm như sau:

1) 1945-1951, khi xẩy ra cuộc Cách Mạng và cuộc Kháng Chiến giành độc lập thì tôi tham gia với trên dưới 50 bài ca đủ loại.

Xem tiếp...

33. Ngục Ca & Hoàng Cầm Ca

Một Đời Nhìn Lại - Ngàn Lời Ca

Ngục Ca


Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Vào những năm đầu của thập niên 80, đã không có gì gọi là thay đổi lớn trong đường lối hay khuynh hướng sáng tác của tôi cả. Từ 1977 cho tới bấy giờ, tôi đã soạn ra một số bài hát mà tôi gọi là tị nạn ca trong đó, bên cạnh những thảm trạng của chúng ta trong đời sống lưu vong, quê hương được nói tới nhiều nhất... Và chỉ được nói lên với giọng nói mê sảng hơn là với giọng nói yêu đương. Cũng vì thế mà tôi gọi tị nạn ca là những bài hát ảo ảnh quê hương.

Xem tiếp...